Học tập đạo đức HCM

Người nông dân trồng bưởi da xanh, thu hơn 1 tỷ đồng/năm

Thứ tư - 10/01/2018 04:04
Với 4 ha đất ruộng chuyên trồng lúa, thu nhập bấp bênh, không ổn định, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn anh Tăng Tấn Hưng (xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu) đã chuyển sang trồng bưởi da xanh và thu về lợi nhuận “khủng”, mỗi năm hơn 1 tỷ đồng.

Những năn gần đây, phong trào chuyển đổi cơ cấy cây trồng, vật nuôi ở xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang phát triển mạnh mẽ. Nhiều hộ dân đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Anh Tăng Tấn Hưng, ở ấp Phú An A, là một điển hình về chuyển đổi cây trồng thành công từ cây lúa sang cây bưởi da xanh. Anh Hưng cho biết trên báo TTXVN, trước đây, gia đình có 4 ha đất ruộng chuyên trồng lúa, nhưng thu nhập không cao, chi phí đầu tư lớn, thiếu đầu ra, giá cả bấp bênh và đặc biệt là luôn bị thương lái ép giá.

Sau đó, anh chuyển 40.000 m2 đất lúa sang trồng cỏ nuôi bò nhưng cũng không hiệu quả, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, lúc nào cũng thiếu trước hụt sau. Từ ngày chuyển qua trồng bưởi da xanh, kinh tế gia đình anh bắt đầu đi lên; bưởi chưa thu hoạch đã có khách hàng đặt mua trước.

Anh Hưng cho biết, năm 2013, sau thời gian tìm tòi, tham quan, học tập các mô hình trồng cây ăn trái ở các địa phương lân cận, anh đã chuyển đổi 3.000 m2 đất trồng lúa sang trồng 400 gốc bưởi da xanh.

Vì là lần đầu tiên đưa cây bưởi da xanh về vùng đất Tân Châu nên anh chưa có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc, dẫn đến lứa bưởi đầu tiên không cho năng suất như mong đợi. Ngoài ra, đầu ra cho trái bưởi da xanh cũng gặp khó, thương lái không đến vườn mua nên vợ chồng anh phải vận chuyển hàng cây số để đem ra chợ bán.

Không nản chí, anh Hưng dành nhiều thời gian tìm đến những vườn bưởi da xanh cho năng cao suất cao ở các tỉnh bạn để trực tiếp học tập kinh nghiệm của nhà vườn về kỹ thuật bảo vệ, chăm sóc cây. Bên cạnh đó, anh tích cực tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về sản xuất nông nghiệp được tổ chức tại địa phương và tham khảo trên sách, báo để chọn lọc những kiến thức bổ ích áp dụng vào vườn bưởi da xanh của mình.

anh-hung
Qua hơn 3 năm canh tác, năng suất, sản lượng trái bưởi của vườn anh Tăng Tấn Hưng ngày càng gia tăng. Ảnh: PLO

Theo anh Hưng, mỗi vùng đất khác nhau cây bưởi da xanh cần có chế độ chăm sóc khác nhau, nhưng nếu muốn vườn bưởi da xanh có năng suất tốt phải cần rất nhiều yếu tố. Theo đó, điều quan trọng là phải chọn giống tốt và sạch bệnh, lựa chọn được vùng đất phù hợp để cây bưởi da xanh phát triển, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy trình, kỹ thuật và chăm sóc vườn thường xuyên.

Sau nhiều vụ mùa đạt hiệu quả, anh Hưng đã chuyển 1ha đất lúa của gia đình sang trồng 1.400 gốc bưởi da xanh.

Anh Hưng chia sẻ, trồng bưởi da xanh không dễ như nhiều người vẫn nghĩ. Cây bưởi da xanh đòi hỏi vốn đầu tư và chi phí lao động lớn, người trồng bưởi da xanh bên cạnh kinh nghiệm và ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật để cho năng suất cao, còn phải nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, tình hình giá cả thị trường để có được lợi nhuận. Nhiều nhà vườn trồng bưởi da xanh hiện nay muốn có thu nhập nhanh nên trồng với mật độ rất dầy, cây này cách cây kia chỉ khoảng 1m, sau vài năm đã phải chặt bỏ vì năng suất giảm.

Do đó, để cây bưởi da xanh cho năng suất cao, trái to, đều, đẹp thì mật độ trồng phải thưa, cây không bị che nắng… cộng với quá trình xử lý đất, kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật, theo hướng an toàn, áp dụng các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap,... sẽ giúp cây bưởi da xanh phát triển tốt, thời gian thu hoạch dài hơn từ 8 -10 năm. Ngoài ra, để có vườn bưởi da xanh có quả phát triển đồng đều, to, đẹp phải chăm sóc kỹ, kiểm soát tốt số lượng quả trên một cây, thường dao động khoảng 40-60 quả/cây… Nhờ vậy, vườn bưởi của anh Hưng luôn cho trái to và đẹp, được thương lái tìm đến tận vườn để mua với giá cao hơn.

Chí thú làm ăn, chịu khó học hỏi, kết hợp giữa kinh nghiệm thực tiễn và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giúp anh Hưng đã xây dựng cho mình mô hình kinh tế khá vững. Với giá bán trung bình từ 40.000 - 60.000 đồng/kg mỗi năm vườn bưởi của anh Hưng cho thu nhập trên 1 tỷ đồng. Đây là mức thu nhập rất cao đối với hộ nhà vườn.

Theo báo Pháp luật TP. HCM, với tinh thần nghị lực, dám nghĩ, dám làm, anh Tăng Tấn Hưng đã thành công với mô hình chuyển đổi đây lúa sang trồng cây ăn trái mang lại thu nhập cao đã đưa gia đình anh vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Nhiều năm liền, anh được công nhận là  nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của tỉnh.

Hiện nay, mô hình trồng bưởi da xanh của anh đã được nhiều nông dân trong và ngoài địa phương học hỏi và làm theo. Bên cạnh việc chăm lo vườn cây trái của nhà mình, anh Hưng còn cung ứng giống bưởi và hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho nhiều  bà con có nhu cầu chuyển đổi từ lúa sang trồng bưởi. Nhờ sự nhiệt tình đó, nhiều bà con đã vươn lên thoát nghèo có cuộc sống đầy đủ, ấm no

Ông Lê Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Phú Vĩnh đánh giá mô hình chuyển đổi canh tác của anh Hưng, là mô hình đi đúng hướng, phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. “Hiện nay làm lúa hiệu quả không cao và nó rất bấp bênh, mà diện tích trồng cây ăn trái rất ít. Toàn xã có gần 1.300 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đến nay nông dân đã chuyển đổi được 25 ha đất lúa sang trồng cây ăn trái. Trong thời gian tới chúng tôi có định hướng vận động tuyên truyền, thuyết phục người dân, đối với diện tích nhỏ lẻ, ít, làm lúa kém hiệu quả thì sẽ định hướng chuyển đổi trồng cây ăn trái nhiều hơn nữa để tăng thu nhập góp phần cải thiện đời sống của người dân”, ông Tùng cho biết.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập267
  • Hôm nay60,537
  • Tháng hiện tại891,264
  • Tổng lượt truy cập92,064,993
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây