Học tập đạo đức HCM

Nhân rộng mô hình nuôi gà nhiều cựa

Thứ năm - 10/08/2017 23:43
Xuân Đài là xã nằm trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ) có nhiều hộ nuôi gà nhiều cựa.
07-25-10_chi_phung_dng_cho_g_n
Chăm sóc gà nhiều cựa

Gia đình chị Phùng Thị Mơ là một trong những hộ nông dân chăm sóc số lượng gà nhiều cựa với hàng trăm con. Theo chị Mơ, để đàn gà phát triển tốt và không bị dịch bệnh, cần chăm sóc, tiêm phòng đầy đủ từ khi gà còn nhỏ. Gà nhiều cựa ở Tân Sơn là giống bản địa, được nuôi theo phương thức chăn thả tự nhiên, số trang trại, gia trại có quy mô lớn không nhiều. Thông thường giống gà này được nuôi từ 10 - 12 tháng mới xuất chuồng, giá bán từ 300.000 - 350.0000 đồng/kg.

Trước đây người dân nơi đây chưa biết rõ về giá trị loài gà nhiều cựa, chỉ chăn thả tự nhiên, không chăm sóc đúng kỹ thuật và phòng bệnh nên giống gà này có nguy cơ tuyệt chủng. Những năm qua, việc bảo tồn, phát triển giống gà quý này được các sở, ban ngành địa phương triển khai bằng nhiều dự án, giống gà quý đã được phục hồi, nhân đàn. Tại thời điểm này, giá gà đủ 9 cựa lên đến 450.000 - 500.000 đồng/kg. Nhiều khách hàng tìm những con gà trống lâu năm, khỏe khoắn, mào đỏ như hoa chuối rừng, 9 cựa, không ngại ngần trả vài triệu đồng 1 con.

Mô hình gà nhiều cựa của anh Hà Thế An ở khu Vượng, xã Xuân Đài nuôi từ 300 - 400 con gà nhiều cựa, đã vươn lên thành hộ khá giả... Cách nhà anh An không xa là hộ anh Hà Văn Điểm. Anh Điểm kể: “Thấy gia đình anh An, chị Mơ và một số hộ gia đình khác nuôi gà nhiều cựa khá nhàn hạ lại cho thu nhập khá, tôi bàn với vợ quyết định đầu tư nuôi gà 9 cựa, cho chúng ăn thóc, ngô, rau lá... nên thịt chắc, ngon được khách hàng rất ưa chuộng...”.

Khởi đầu nuôi vài chục con một lứa, hiện quy mô của anh Điểm nuôi mỗi lứa từ 300 - 400 con, mỗi năm xuất bán từ 2 - 3 lứa, trừ chi phí mỗi năm thu lãi gần 60 triệu đồng.  

Thời gian qua, Trạm Khuyến nông huyện Tân Sơn đã thực hiện dự án hỗ trợ mô hình nuôi gà 9 cựa tại các xã Xuân Sơn, Xuân Đài, Minh Đài, Văn Luông... nhằm bảo tồn và phát triển nguồn gen quý, tiến tới sản xuất hàng hóa.

NGUYỄN XUÂN HIỀN/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập360
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại866,950
  • Tổng lượt truy cập92,040,679
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây