Học tập đạo đức HCM

Những mô hình hỗ trợ sản xuất cho nông dân

Thứ tư - 04/02/2015 03:41
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong đời sống và sản xuất của hội viên, nông dân, thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án hỗ trợ hội viên với phương châm “hỗ trợ vốn hội viên cần, bổ sung kiến thức hội viên thiếu”. Tuy số vốn đầu tư ban đầu còn khiêm tốn nhưng đã từng bước làm chuyển biến nhận thức, sinh hoạt đến cung cách sản xuất, làm ăn, giúp nông dân nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hội.
Để xây dựng các mô hình đạt hiệu quả, hội xác định, khoanh vùng, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra giải pháp, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể. Đối với hội viên các đơn vị miền núi, nguyên nhân của kinh tế chậm phát triển được xác định là do phong tục sản xuất lạc hậu, thiếu kiến thức khoa học - kỹ thuật, nên việc khẩn trương nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập bằng các mô hình, như: Áp dụng phân viên dúi sâu trong sản xuất lúa, hạn chế rửa trôi, xói mòn trên đất dốc; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học trên gia cầm, nuôi dê, trâu bò, trồng cây dược liệu, lâm nghiệp... Xã Ngọc Trung (Ngọc Lặc) là địa phương có diện tích lúa nước lớn của huyện, tuy nhiên trước năm 2010 năng suất lúa chỉ đạt 40 tạ/ha, phần thu được mới chỉ đủ cho chi phí sản xuất. Năm 2012, mô hình sử dụng phân viên nén dúi sâu được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ canh tác đã làm thay đổi tập tục canh tác của người dân nơi đây khi năng suất lên 70 tạ/ha. Vậy là từ một chiếc máy nén phân được đầu tư ban đầu, nay cả xã đã có tới 4 chiếc đủ phục vụ nông dân trong xã và vùng lân cận. Không chỉ ở huyện Ngọc Lặc, hiện hội viên, nông dân ở 11 huyện miền núi trong tỉnh đều đã áp dụng kỹ thuật canh tác lúa bằng phương pháp sử dụng phân viên dúi sâu.
 
Đầu năm 2014, Hội Nông dân tỉnh đã huy động các nguồn lực đóng góp được 240 triệu đồng để hỗ trợ người dân bản Kéo Hượn, xã Nhi Sơn (Mường Lát) 17 con bò sinh sản và hướng dẫn bà con cách chăn nuôi hiệu quả. Sau gần 1 năm triển khai, do thường xuyên bám sát địa bàn, hướng dẫn cụ thể từ trồng cỏ, dự trữ thức ăn đến cách phòng chống các bệnh thông thường..., đàn trâu, bò của xã đã không bị chết do thiếu thức ăn, do nhiệt độ xuống thấp. Đàn bò được hỗ trợ đã có 5 con sinh sản.

Xã Trung Xuân (Quan Sơn) vốn có thế mạnh đồi rừng để phát triển nuôi dê, nhưng trước đây bà con đầu tư không hiệu quả vì thường xuyên gặp phải dịch bệnh, con dê dù có giá trị, dễ bán, song khi gặp dịch bệnh là cả đàn lăn ra chết. Nguyên nhân được xác định là do lá cây mà dê ăn có nước mưa, sương muối. Nhằm khắc phục tình trạng trên, tháng 6-2014, Hội Nông dân tỉnh đầu tư 148 triệu đồng hỗ trợ 10 hộ dân ở xen ghép với các gia đình đang nuôi dê tại địa phương để xây dựng mô hình. Khi tổ chức tập huấn cũng như hướng dẫn kỹ thuật trong quá trình nuôi, các hộ không thuộc mô hình cũng được mời tham gia. Kết quả, sau thời gian 6 tháng, đàn dê của mô hình đã sinh sản tốt, số lượng tăng gấp đôi, không có tình trạng dịch bệnh, các hộ trước kia nuôi đều nắm vững kỹ thuật để áp dụng chăn nuôi hiệu quả. Những mô hình đã xây dựng là cách hỗ trợ thiết thực không chỉ các hộ tham gia mà còn có sức lan tỏa, làm thay đổi tập tục, tạo sự phát triển chăn nuôi bền vững trên nền khoa học - kỹ thuật.

Ở các huyện đồng bằng, ven biển, tăng cường công tác liên doanh, liên kết để hội viên tiếp cận với các nguồn vốn, vật tư nông nghiệp, xây dựng các mô hình điểm sản xuất chuyên canh theo hướng hàng hóa, hợp tác từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị của nông sản... Bình quân mỗi năm, hội nông dân các cấp trực tiếp và phối hợp với hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các nhà khoa học... mở hơn 2.500 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho trên 300.000 lượt hội viên, nông dân. Hỗ trợ vốn cho hộ nghèo vay phát triển kinh tế là bước đệm để thực hiện kế hoạch mỗi chi hội, một năm giúp thoát nghèo từ 1 đến 2 hộ hội viên.

Khuyến khích, hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nâng cao đời sống là bước đi lâu dài, bền vững trong công tác giảm nghèo của hội nông dân các cấp. Việc hội viên nông dân xin rút khỏi diện hộ nghèo ngày càng nhiều, thể hiện tính tự lực, tự cường, lòng tự trọng, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, là một kết quả to lớn bắt đầu từ những mô hình nhỏ.
Theo baothanhhoa.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập506
  • Hôm nay81,390
  • Tháng hiện tại817,500
  • Tổng lượt truy cập93,195,164
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây