Học tập đạo đức HCM

Nỗ lực thoát diện đặc biệt khó khăn, xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 05/07/2018 01:03
Hà Lâu là xã đặc biệt khó khăn duy nhất của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Để thoát khỏi diện này, từ nguồn 135, xã đã đầu tư xây dựng kênh mương, đường giao thông... hỗ trợ vốn sản xuất và mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào xã nhằm tạo việc làm cho người dân.

Đường trục xã Hà Lâu được bê tông hóa.

Hà Lâu xác định, trước mắt cần tuyên truyền để đề cao tính tự chủ, tự lập của người dân, tránh tư tưởng sống ỉ lại. Các đoàn thể xã như hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, hội Cựu chiến binh đã tích cực tuyên truyền vận động bà con thực hiện tham gia các dự án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước phát triển bền vững và được người dân nhiệt tình ủng hộ.

Trên địa bàn xã có Khe Lẹ là thôn đặc biệt khó khăn, toàn thôn 100% là người dân tộc Dao. Do nơi ở cũ mất an toàn nên bà con được chuyển ra khu tái định cư trên diện tích 8,7ha cũng thuộc thôn Khe Lẹ từ năm 2017. Các hộ được hỗ trợ 35 triệu đồng/hộ từ nguồn di dân của Nhà nước và được cấp miễn phí 250m2 đất/hộ để làm nhà, công trình phụ trợ. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 có 19 hộ đã hoàn thành xong nhà, giai đoạn 2 có 16 hộ cũng đang dần hoàn thành công trình nhà của mình.

Ông Tằng A Si 62 tuổi thuộc diện hộ nghèo và là người làm nhà sau cùng của thôn. Các đoàn viên thanh niên xã Hà Lâu và huyện Tiên Yên đã cùng vào cuộc giúp ông Si 40 ngày công để làm móng nhà. Cán bộ xã Hà Lâu đã vận động Nhà máy gạch Tuynel Tiên Yên cung ứng gạch giá rẻ, trả chậm 1 năm để ông hoàn thành ngôi nhà.

Theo cán bộ xã Hà Lâu, ý thức vươn lên của người dân đã cao hơn trước nhiều, các hộ đều cố gắng xây nhà kiên cố, chứ không làm nhà tạm bợ sống cho qua ngày như trước đây. Họ hàng, anh em bạn bè của các hộ Khe Lẹ cùng vào cuộc cho họ vay tiền không lấy lãi. Nhiều hộ không có rừng, nhưng đi làm thuê như phát rừng, trồng ớt… cho một số đơn vị đang hoạt động ở Hà Lâu hoặc đi làm thuê cho Cty TNHH Khu công nghiệp Texhong Hải Hà để lấy tiền trả nợ.

Mấy năm nay, từ sự vào cuộc của hội Cựu chiến binh xã Hà Lâu và của huyện Tiên Yên, tất cả con đường thôn bản của xã đều đã có “Điện thắp sáng thôn quê”, giúp người dân yên tâm hơn khi đi lại về đêm.

Khu tái định cư thôn Khe Lẹ, xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên đang được khẩn trương xây dựng.

Khi chương trình xây dựng nông thôn mới chưa được đưa vào Hà Lâu, hầu hết các con đường trục xã, liên xã đều đi lại khó khăn. Thế nhưng, ngày nay đã có gần 57km đường trục xã, liên xã được bê tông hóa đạt 67,75%. Chúng tôi đến thôn Bản Danh, trước đây do đường xấu, thôn gần giống như ốc đảo. Kinh tế của người dân trong thôn đa phần tự cung, tự cấp và khi ấy thôn gần 100% hộ nghèo.

Tuy hiện nay thôn vẫn còn 38,1% hộ nghèo, nhưng đời sống bà con đã đổi thay rõ rệt. Giá trị các rừng keo được nâng từ 20 triệu đồng/ha lên 40 triệu đồng/ha do giao thông thuận tiện, vận chuyển được gỗ keo bằng xe cơ giới. Bà con bán rừng có tiền, rồi tự xóa nhà tranh tre để xây nhà kiên cố, có hộ xây được nhà cao tầng. Trẻ em ham học hơn, thôn đã có học sinh giỏi cấp huyện và đã có những cháu thi vào được các trường Cao đẳng của tỉnh, Trung ương.

Giao thông thuận lợi đã giúp đời sống người dân Bản Danh, xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên được tốt hơn.

Hà Lâu đã thu hút sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Điển hình là mô hình trồng chanh đào trên diện tích 53ha và mô hình trồng ớt công nghệ cao (3ha) tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Bên cạnh đó, Hà Lâu cũng đã phát triển rất tốt dự án nuôi gà Tiên Yên (hơn 32.000 con) và có đầu ra ổn định tạo niềm vui cho các hộ nuôi gà. Năm 2017, nguồn vốn từ chương trình 135 của xã đã tập trung vào 3 dự án nuôi gà, bò, lợn với kinh phí hỗ trợ 1,4 tỷ đồng có 140 hộ tham gia.

Theo cán bộ xã Hà Lâu, đến nay bà con đều phát triển tốt đàn gia súc, gia cầm của mình. Năm 2018, nguồn 135 lại tiếp tục hỗ trợ cho 65 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn với số tiền gần 274 triệu đồng, để phát triển đàn gà và 36 hộ nghèo khác được hỗ trợ hơn 376 triệu đồng để phát triển đàn lợn.

Từ đó, Hà Lâu đã đạt tổng số lao động có việc làm thường xuyên là 1.241 người (81,05%). Hà Lâu có tỷ lệ số hộ được sử dụng nước đạt vệ sinh và tỷ lệ hộ đóng bảo hiểm y tế đều đạt 100%, đây là các chỉ tiêu khó với hầu hết các xã đang xây dựng nông thôn mới. Hà Lâu sẽ ra khỏi diện đặc biệt khó khăn vào năm 2019 - Đây là quyết tâm mà Đảng ủy và các cấp chính quyền nhân dân xã đã khẳng định.

Theo Công Thành/Báo Xây Dựng.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại889,763
  • Tổng lượt truy cập93,267,427
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây