Học tập đạo đức HCM

Nông dân làm du lịch từ vườn cây thanh trà

Chủ nhật - 12/02/2017 08:20
Ngoài việc mở rộng diện tích vườn và nâng cao năng suất, chất lượng cho trái thanh trà vốn là đặc sản của xứ Huế thì những năm gần đây, nhiều nông dân phường Thủy Biều, TP Huế (Thừa Thiên-Huế) đã biết tận dụng những vườn cây thanh trà để phát triển du lịch cộng đồng…

Những ngày nắng ấm đầu xuân Đinh Dậu, vườn thanh trà rộng lớn của gia đình ông Đặng Văn Thành (thôn Lương Quán, phường Thủy Biều, TP Huế) có nhiều du khách đến tham quan.

Ông Thành cho biết, trước đây vườn cây thanh trà của gia đình ông rất sai quả, đem lại nguồn lợi kinh tế cao. Đặc biệt, kể từ khi thanh trà của Thừa Thiên-Huế được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) cấp nhãn hiệu “Thanh trà Huế”, lượng tiêu thụ mặt hàng trái cây này tăng cao đột biến, cầu lớn hơn cung.

 

 

 

Ngoài làm kinh tế, những vườn cây thanh trà của nông dân Thủy Biều còn phục vụ phát triển du lịch.

“Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, do sự biến đổi khí hậu khiến cây thanh trà cho quả ít hơn, năng suất thấp. Chính vì thế mà người trồng thanh trà ở địa phương đã mạnh dạn phát triển các mô hình, dịch vụ du lịch dựa trên vườn cây ăn trái kết hợp với các hoạt động giải trí khác để thu hút du khách”, ông Thành kể.

Ông Hoàng Thăng Long, Chủ tịch UBND phường Thủy Biều cho biết, phường có hơn 2,2 nghìn hộ, với hơn 10 nghìn khẩu thì có đến 800 hộ dân trồng gần 150ha cây thanh trà cho thu hoạch hàng năm. Vì thế, năm 2008, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có quyết định quy hoạch xây dựng Thủy Biều thành điểm đến của du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.

Sau khi có quyết định phê duyệt, chính quyền phường Thủy Biều chỉ đạo Hội Nông dân xúc tiến xây dựng mô hình du lịch cộng đồng bằng việc mở tour du lịch khám phá Thủy Biều, qua đó kết hợp thăm thú các điểm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh khác, như: Hổ Quyền, điện Voi Ré, đồi Vọng Cảnh, di tích Thành Lồi...

Bằng sự giúp đỡ của chính quyền các cấp, cùng với lợi thế hệ thống nhà vườn, trong đó có những nhà rường cổ hàng trăm năm tuổi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc về kiến trúc của Huế, đã có nhiều chủ vườn ở Thủy Biều thành công khi xây dựng nhà-vườn thành địa chỉ hấp dẫn đối với du khách thông qua các tour tuyến lữ hành.

Điển hình như hộ gia đình các ông Hồ Xuân Đài (tổ 9 Đông Phước, phường Thủy Biều); Tôn Thất Phương; Đặng Văn Thành (Lương Quán, Thủy Biều) cùng một số hộ dân khác…

Ông Đài cho biết, kể từ khi có mô hình du lịch cộng đồng, gia đình ông đã cố gắng cải tạo vườn cây thanh trà rộng hơn 1.000m² và sắm thêm nhiều xe đạp để du khách đến đây có phương tiện tham quan. Vợ chồng ông còn “níu chân” du khách bằng các món ăn dân dã, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; trong đó không thể thiếu món trái cây là những quả thanh trà ngon ngọt được hái từ vườn.

“Bình quân mỗi tháng, gia đình tôi tiếp đón trên 20 đoàn khách du lịch đến tham quan, nhất là vào mùa thanh trà chín thì đông khách lắm. Vì thế tôi đang cố gắng thực hiện thêm nhiều ý tưởng hay để phục vụ du khách được tốt hơn”, ông Đài tự hào nói.

Nói về hiệu quả của cây thanh trà đối với người dân địa phương, ông Võ Đăng Thái, Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Biều còn cho biết, với những nỗ lực phát triển cây thanh trà và được người tiêu dùng thu mua giá cao nên trong năm 2016, doanh thu từ loại cây ăn quả này đạt trên 160 triệu đồng/ha, đó là chưa kể đến nguồn thu từ các dịch vụ du lịch.

“Mặc dù giá trị kinh tế mang lại khá cao, song việc sản xuất thanh trà chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết. Vì thế, rất mong các nhà khoa học giúp đỡ bằng cách nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật chuyên canh thích hợp để ứng dụng vào thực tế. Qua đó giúp cây thanh trà Thủy Biều cho năng suất cao hơn, góp phần giúp người dân phát triển kinh tế từ quả thanh trà và phát triển du lịch từ những vườn cây thanh trà sai trĩu quả”, ông Thái bày tỏ.            

Theo Anh Khoa/cand.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập168
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm166
  • Hôm nay34,214
  • Tháng hiện tại114,994
  • Tổng lượt truy cập88,793,328
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây