Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ trồng mộc nhĩ

Thứ năm - 16/02/2017 22:02
Không chấp nhận cảnh làm thuê, làm mướn với mức tiền công “ba cọc ba đồng”. Sau nhiều đêm suy nghĩ mất ngủ, ông Nguyễn Đăng Điểm (thôn 3, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức) đã tìm ra cho mình một con đường mới, đó là trồng mộc nhĩ.

Qua những bài báo, kênh truyền hình được xem, ông Điểm nhận thấy trồng mộc nhĩ mang lại hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư ít, khả năng rủi ro cũng thấp nên ông đã quyết định sản xuất tại gia đình.

Ông cũng chính là người tiên phong mở đường, đưa mộc nhĩ về quê hương Yên Sở. Năm 2010, ông thuê gần 10.000 m2 đất tại vùng bãi của xã để xây dựng nhà xưởng, làm giàn nuôi cấy với 3.000 bịch mộc nhĩ/lần. Những năm đầu trồng mộc nhĩ, khó khăn ập đến không ít, năng suất thấp, giá trị kinh tế chưa cao kéo đến thua lỗ hàng trăm triệu đồng.

lam giau tu trong moc nhi
Ông Điểm đang kiểm tra mộc nhĩ trong xưởng.

Không nản chí, ông tiếp tục thử nghiệm, tìm tòi, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, cho tới cấy giống, treo giàn. “Ăn – ngủ với mộc nhĩ’, ông đi học hỏi khắp nơi, tìm kinh nghiệm từ thực tế. Dần dà, thành công cũng tới, giờ đây, mỗi năm, gia đình ông Điểm trồng gần 20.000 bịch mộc nhĩ, thu hoạch được khoảng 9 tấn mộc nhĩ khô, giá bán trung bình là 110 nghìn/kg. Trừ chi phí về nguyên liệu sản xuất, giá nhân công, ông Điểm thu lãi từ 300 – 400 triệu đồng/ năm.

Theo ông Điểm, kỹ thuật trồng và chăm sóc mộc nhĩ không khó, nhưng cần sự tỉ mỉ, phải thường xuyên theo dõi, quan sát sự phát triển của cây. Ông Điểm cho biết: “Quan trọng nhất về trồng và chăm sóc mộc nhĩ là khâu thanh trùng để vi khuẩn, vi trùng bị tiêu diệt. Sau đó mang ra cấy giống thì phải che chắn, chăm sóc cẩn thận để vi khuẩn không xâm nhập và phát triển”.

Nguồn nước tưới cũng là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của mộc nhĩ. Đó phải là nguồn nước đã qua hệ thống bể lọc nhằm loại bỏ các tạp chất. Đặc biệt, cần chú ý tới độ ẩm phù hợp, giúp mộc nhĩ có cánh dày và đẹp mắt hơn.

Ngoài chú trọng đến năng suất, ông luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, với ông, kinh doanh cho người cũng là kinh doanh cho mình, ai cũng muốn được sử dụng sản phẩm an toàn. Từ cái tâm, cái đức đó, sản phẩm mộc nhĩ sạch, không chứa chất độc hại của gia đình ông được nhiều người biết tới, tiêu thụ rất nhanh. Không chỉ người trong huyện thu mua, mà nhiều thương lái ở các quận khác, tỉnh khác cũng tìm tới.

Không những làm giàu cho bản thân, xưởng sản xuất mộc nhĩ của gia đình ông Điểm đã tạo việc làm thường xuyên cho 10 – 15 công nhân, vào thời vụ lên đến 30 lao động với mức thu nhập từ 3 – 4 triệu đồng/ tháng.

Bên cạnh đó, ông còn giúp nhiều hội viên nông dân mở cơ sở sản xuất mộc nhĩ, chia sẻ cho họ kinh nghiệm về quy trình, kỹ thuật sản xuất. Qua đó, vừa góp phần đảm bảo sản xuất gia đình, vừa giúp người dân giải quyết việc làm, có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống.

Mô hình sản xuất mộc nhĩ của ông Điểm cho thấy sự cần cù, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất của người nông dân sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Đồng thời, góp phần tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế của địa phương.

Với những kết quả đó, nhiều năm liền, ông Nguyễn Đình Điểm đạt danh hiệu “hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”. Năm 2016, ông được UBND huyện Hoài Đức khen thưởng do có thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất – kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau thực hiện mục tiêu tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo”.

Theo Hồng Hải/ Lao động thủ đô

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm152
  • Hôm nay70,595
  • Tháng hiện tại901,322
  • Tổng lượt truy cập92,075,051
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây