Học tập đạo đức HCM

Thu tiền tỷ mỗi năm từ nuôi bò sữa

Thứ hai - 20/02/2017 10:04
Vài năm trở lại đây, bò sữa nổi lên là đối tượng nuôi mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An).

Đến nay, 9 hộ chăn nuôi đã thành lập HTX Chăn nuôi bò sữa với tổng đàn trên 200 con. Với nhiều lợi thế, chăn nuôi bò sữa nông hộ đang ngày một phất lên...

 

Ông Sơn cho đàn bò sữa ăn


Ông Nguyễn Hùng Sơn, xóm 3, xã Nghĩa Hợp là người đầu tiên đưa bò sữa về nuôi. Lúc đầu, nhờ các mối quen biết trong làm ăn, ông vận động một số hộ đi tham quan các mô hình nuôi bò sữa trong Nam, ngoài Bắc. Mục đích là để sau khi đi tham quan học hỏi, các hộ sẽ đầu tư chăn nuôi, tạo thành vùng tập trung, liên kết với trang trại bò sữa Vinamilk trong việc bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, sau khi tham quan, học hỏi, các hộ dân này vẫn ngần ngại, chưa dám tham gia.

 

“Là người phát động, tôi cũng hơi ngần ngại, vốn lớn, đối tượng nuôi mới lạ chưa hiểu được tính nết, bệnh tật của chúng nhưng nếu mình không thử nghiệm thì chắc chắn ý tưởng sẽ thất bại. Năm 2014, tôi vay gần 300 triệu đồng từ ngân hàng, bà con, ra trang trại của Vinamilk ở Thanh Hóa mua 4 con bò sữa đã chửa với giá trên 270 triệu đồng về nuôi.
 

Dân làng bàn ra tán vào đã đành, vợ con tôi cũng dãy nảy vì sợ tôi mất cả chì lẫn chài. May thay, vài tháng sau thì 4 con bò cho sữa rồi đẻ ra 4 con bê cái. Từ năm 2014 đến 2015, đàn bò cho sữa, nhập theo hợp đồng với Nhà máy sữa Vinamik đã giúp tôi hoàn vốn, đầu tư sửa sang trại nuôi và mua thêm 7 con nữa.
 

Đến nay tổng đàn bò gia đình tôi đã nâng lên 20 con, trong đó có 7 con cho sữa với sản lượng bình quân 20kg/ngày/con. Trừ các chi phí, tôi lãi ròng trên 1 triệu đồng/ngày. Có những thời điểm, đàn bò cho sản lượng sữa cao, mỗi tháng tôi thu về 45 - 50 triệu đồng tiền sữa… Sắp tới, tôi sẽ mở rộng trang trại, tăng tổng đàn, hi vọng chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện về thủ tục cho thuê đất đai và việc tiếp cận nguồn vốn tại ngân hàng cũng sẽ dễ dàng hơn”, ông Sơn cho biết.
 

Để đảm bảo thức ăn cho đàn bò, hiện nay ông Sơn đã tích tụ được 3ha đất canh tác, chủ yếu trồng ngô, cỏ voi. Cùng với thân, lá cây sắn thu mua hàng năm, gia đình ông Sơn ủ men cho đàn bò ăn. Ngoài thức ăn thô thì thức ăn dạng viên bột vẫn phải đảm bảo để giúp đàn bò tiết sữa đều đặn.
 

09-11-15_ve-sinh-truoc-luc-vt-su
Vệ sinh trước lúc vắt sữa

09-11-15_ve-sinh-truoc-luc-vt-su


 

 

Theo ông Sơn, đàn bò nhập từ Úc tuy giá có đắt hơn đàn bò nhập từ New Zealand nhưng đổi lại khả năng thích nghi với nhiệt độ cao tại Nghệ An tốt hơn. Với bò sữa, ngoài việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin thì phải quan sát tình hình sức khỏe của đàn bò. Cơ bản, bò sữa hay gặp một số bệnh như viêm vú, tụ huyết trùng, bệnh viêm móng… Cần hạn chế tắm rửa cho bò, trừ khi vắt sữa, chuồng nuôi phải đảm bảo khô thoáng, về mùa hè phải sử dụng quạt gió cho bò. Bò nhiễm bệnh, lượng sữa tiết ra vừa không đủ vừa không đảm bảo chất lượng sẽ bị nhà máy từ chối thu mua. Mỗi ngày 2 lần vắt sữa, trước khi nhập cho nhà máy thì chủ hộ nuôi bò sữa phải uống thử để khẳng định rằng sữa đảm bảo chất lượng…
 

Từ một hộ nông dân hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, chỉ sau hơn 2 năm vay vốn nuôi bò sữa, trừ các chi phí đầu tư, ông Sơn lãi ròng trên 300 triệu/năm. Thấy ông Sơn nuôi bò sữa “bở ăn”, đến nay tại huyện Tân Kỳ đã có 9 hộ tham gia nuôi bò sữa, nâng tổng đàn bò lên trên 200 con, trong đó có 60 con cho sữa. Ông Sơn, người đầu tiên đưa bò sữa về nuôi được bầu là Chủ tịch HĐQT-Giám đốc HTX chăn nuôi bò sữa huyện Tân Kỳ.
 

Ông Sơn cho biết thêm, hiện nay, hộ ông Ngô Xuân Ngoãn đang có số lượng bò sữa nhiều nhất HTX với 50 con, trong đó 22 con cho sữa. Bình quân mỗi năm, ông Ngoãn thu về trên 1,5 tỷ đồng từ đàn bò sữa. Nông trại bò sữa của ông Ngoãn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động và hàng trăm lượt lao động thời vụ mỗi năm.
 

Hiện đàn bò sữa của huyện Tân Kỳ vẫn đang nuôi phân tán, số lượng còn hạn chế. Nguyện vọng của các nông hộ nuôi bò sữa tại đây là được tạo điều kiện tốt nhất nâng dần tổng đàn, đủ điều kiện để nhà máy Vinamilk đặt một bồn thu mua trên địa bàn huyện.

 

VĂN AN
Nguồn: NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập233
  • Hôm nay31,856
  • Tháng hiện tại112,636
  • Tổng lượt truy cập88,790,970
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây