Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi hiệu quả ở Hiệp Xương (An Giang)

Thứ năm - 23/02/2017 02:57
Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã Hiệp Xương (Phú Tân, An Giang) thời gian qua luôn được đẩy mạnh. Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương.

Thoát nghèo từ nuôi trăn

Từ một vài hộ ban đầu, đến nay, mô hình nuôi trăn đã phát triển rộng ra nhiều hộ trong xã Hiệp Xương. Theo phân tích của anh Nguyễn Văn Phước (sinh năm 1979), nông dân ấp Hiệp Trung, so với các mô hình chăn nuôi khác thì mô hình nuôi trăn thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Ưu điểm lớn của mô hình này là không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ kiếm, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, ít tốn công chăm sóc và đặc biệt là đầu ra ổn định, giá bán luôn ở mức cao, giúp nhiều người thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống. “Năm vừa rồi, gia đình tôi nuôi 80 con trăn. Sau 6 tháng nuôi, trọng lượng mỗi con đạt từ 4 - 6kg, có thể xuất bán với giá trên dưới 1 triệu đồng/con. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình tôi thu lãi khoảng 40 triệu đồng. Thấy nghề này đem lại lợi nhuận cao nên tôi lựa ra 7 con cái để cho sinh sản, bán giống cho bà con. Mỗi năm, trăn sinh sản 1 lần, đẻ từ 40 - 60 con. Tôi bán trăn giống với giá 200.000 - 250.000 đồng/con. Trừ chi phí, mỗi đợt bán trăn con, gia đình tôi thu lãi khoảng 70 triệu đồng” - anh Phước phấn khởi.

Thoát nghèo từ mô hình nuôi trăn ở Hiệp Xương

Tương tự anh Phước, chị Phạm Thị Nga (ấp Hiệp Thuận) cũng chọn mô hình nuôi trăn để phát triển kinh tế gia đình. Theo chị Nga, thịt trăn được nhiều người ưa chuộng, nên đầu ra ổn định, không sợ thua lỗ. Giá trăn thường cao và ổn định, dao động khoảng 200.000 đồng/kg. Bình quân mỗi vụ nuôi, gia đình chị thu lãi khoảng 20 triệu đồng. “Nuôi trăn không gây ảnh hưởng đến môi trường. Đây là mô hình có thể nhân rộng để giúp bà con nông dân, đặc biệt là nông dân không có đất canh tác nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống” - chị Nga thông tin.

Nhân rộng mô hình hay

Bên cạnh mô hình nuôi trăn, xã Hiệp Xương còn có nhiều mô hình nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như ông Nguyễn Văn Đáo (ấp Hiệp Thành), tận dụng đất xung quanh dưới sàn nhà, nuôi 6 bồn lươn với số lượng 600 con, trên diện tích 60m2, tổng chi phí 25 triệu đồng. Sau 8 tháng nuôi, ông cho xuất bán, trừ chi phí, ông Đáo thu về lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng. Ngoài ra, còn có mô hình nuôi ba ba của ông Nguyễn Tám Ba (ngụ ấp Hiệp Thạnh), thu lãi 60 triệu đồng sau 2 năm; mô hình nuôi bò vỗ béo thâm canh kết hợp nuôi cá nàng hai của ông Nguyễn Văn Hùm (ấp Hiệp Thuận), mỗi năm thu lãi trên 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, còn có nhiều mô hình cần được nhân rộng như nuôi vịt xiêm thả vườn theo hướng an toàn sinh học của anh Nguyễn Thiện An (ấp Hiệp Hòa) trên dưới 100 triệu đồng/năm… Đặc biệt, nhiều nông dân còn tích cực đóng góp tiền của, công sức cùng với chính quyền địa phương chăm lo công tác an sinh xã hội, từ thiện xã hội, xây dựng các công trình phúc lợi ở nông thôn…

Việc triển khai các mô hình phát triển sản xuất đã giúp nông dân nâng cao trình độ và năng lực sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân, khuyến khích người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ông Phan Văn Tông, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã Hiệp Xương cho biết, thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các mô hình. Đồng thời, vận động bà con nông dân tích cực đổi mới tư duy, gắn sản xuất với tiêu thụ. Qua đó, giúp thay đổi tập quán, kỹ thuật canh tác lạc hậu, đưa tiến bộ khoa học-công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất, áp dụng quy trình sản xuất mới đối với cây trồng, vật nuôi, gắn với củng cố và phát triển hợp tác xã; tích cực đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất…

 
 
 

Đức Toàn

Báo An Giang


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập191
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm187
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,326
  • Tổng lượt truy cập90,252,719
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây