Đã có 23 xã cán đích NTM
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Nguyễn Đức Vinh - Giám đốc Sở NNPTNT, Chánh văn phòng Điều phối NTM tỉnh Hà Giang cho biết, Hà Giang xây dựng NTM không chỉ bằng những con đường hay trạm y tế mà chúng tôi xác định phải xây dựng mỗi xã một sản phẩm dựa trên những tiềm năng và lợi thế của địa phương, sản phẩm nông sản kết hợp phát triển du lịch để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Một điểm du lịch cộng đồng tại Lũng Cú, Hà Giang. Ảnh: T.Q
"Chúng tôi sẽ cố gắng để năm 2018 tỉnh Hà Giang có thêm 5 xã đạt chuẩn NTM, nâng số xã đạt chuẩn NTM của tỉnh lên 28. Các xã còn lại phấn đấu tăng từ 1-2 tiêu chí, không còn xã dưới 6 tiêu chí”. Ông Nguyễn Đức Vinh |
"Chỉ khi người dân có thu nhập ổn định thì việc xây dựng NTM mới thực sự thành công và bền vững" - ông Vinh chi sẻ.
Tại Hà Giang, tiêu chí thu nhập là tiền đề cốt lõi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Do đó, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2017 kèm theo Nghị quyết số 209 hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp được triển khai mạnh mẽ và triệt để.
Sự lựa chọn phát triển cây dược liệu của Hà Giang được một số chuyên gia về kinh tế cho rằng rất hợp lý, bởi ở nơi vốn thừa đá, thiếu đất, trong khi khí hậu, thổ nhưỡng lại rất phù hợp với cây dược liệu. Đến nay, chỉ tính riêng huyện Quản Bạ đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia trồng và chế biến dược liệu, nâng tổng diện tích cây dược liệu lên gần 3.000ha gồm: Thảo quả, hương thảo, đương quy, xuyên khung...
Điều đặc biệt là các sản phẩm như cam sành, chè, dược liệu, mật ong bạc hà, hồng không hạt... được thị trường đón nhận, thu hút nhiều người dân tham gia sản xuất, lao động nông thôn được đào tạo nghề, cơ giới hóa đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
Theo ông Vinh, điểm đáng chú ý là trong năm qua tỉnh đã triển khai kế hoạch “mỗi huyện 1 xã, mỗi xã 1 thôn” điển hình về phát triển kinh tế nông nghiệp, qua đó các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Đồng Văn, Bắc Mê, Yên Minh, Hoàng Su Phì... đã tổ chức thực hiện tại xã, thôn điển hình mẫu về phát triển kinh tế nông nghiệp.
Sản phẩm mật ong bạc hà đang trở thành thương hiệu nổi tiếng và mang lại thu nhập cao cho người dân Mèo Vạc, Hà Giang. Ảnh: T.Q
Về cơ sở hạ tầng: Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, quyết tâm hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu năm 2017 tỉnh đã triển khai thực hiện đề án 1 triệu tấn xi măng và đến nay các địa phương đã nâng cấp, làm mới được 397,8km đường giao thông nông thôn; cải tạo làm mới được 6,6km kênh mương; xây dựng mới 28 nhà văn thôn, cải tạo nâng cấp 127 phòng học; xây dựng mới được 28 nhà văn hóa thôn... Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 25% số xã trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chí số 2 về giao thông trong bộ tiêu chí NTM. Đề án trên được Hà Giang triển khai đã làm cho hạ tầng giao thông từ xã đến thôn từng bước được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi hàng hóa của người dân, gắn kết các vùng kinh tế giữa các địa phương, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc..
"Khi triển khai đề án này chúng tôi đạt mục tiêu phấn đấu từ 16 xã đạt chuẩn năm 2016 lên 38 xã đạt chuẩn NTM vào năm 2020 và không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí" - ông Vinh chia sẻ.
Hết 2017, toàn tỉnh Hà Giang đã có 23 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 8 xã đạt 15 -18 tiêu chí, 46 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí NTM. Điều đáng mừng là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã có tác động và tạo sự chuyển biến mới, mạnh mẽ trong nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân.
Phấn đấu đạt thêm 5 xã NTM vào năm 2018
Bên cạnh các thành quả đã đạt được, theo ông Vinh, Hà Giang vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Kết quả huy động các nguồn lực khác cho xây dựng NTM còn hạn chế, chưa có điểm đột phá; kinh phí bố trí thực hiện xã hoàn thành xây dựng NTM còn hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu kinh phí trong quá trình tổ chức thực hiện. Đặc biệt là việc xử lý nợ đọng đối với các xã đề nghị công nhận đạt chuẩn do thiếu nguồn lực để triển khai thực hiện...
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, thời gian tới, tỉnh Hà Giang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để trở thành phong trào thi đua mạnh mẽ, người dân thực sự trở thành chủ thể trong xây dựng NTM. Cơ bản hoàn thành kết cấu đường giao thông, điện, nước sạch, trạm y tế, nhà văn hóa thôn bản.
Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, Hà Giang sẽ tập trung chính vào phát triển cây chè, cây cam VietGAP, con bò, cây dược liệu, nuôi ong mật và trồng rừng làm kinh tế kết hợp với làm du lịch cộng đồng. Riêng với cây dược liệu, tỉnh Hà Giang lựa chọn, xây dựng đề án phát triển cây dược liệu gắn với đề án chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Chia sẻ về mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại Hà Giang, ông Vinh cho biết: “Chúng tôi sẽ cố gắng để năm 2018 tỉnh Hà Giang có thêm 5 xã đạt chuẩn NTM, nâng số xã đạt chuẩn NTM của tỉnh lên 28. Các xã còn lại phấn đấu tăng từ 1-2 tiêu chí, không còn xã dưới 6 tiêu chí. Duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí của các xã đã đạt chuẩn NTM năm 2017 và các năm trước, triển khai xây dựng xã NTM kiểu mẫu năm 2018” .
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã