Học tập đạo đức HCM

Nuôi gà đẻ trứng lãi hàng trăm triệu mỗi năm

Thứ bảy - 29/10/2016 12:12
Nhờ đầu tư bài bản, nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, trang trại nuôi gà đẻ trứng thương phẩm của ông Phạm Văn Ảnh (thôn Đông Lâm, xã Đại Quang, Đại Lộc, Quảng Nam) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chủ trại gà Phạm Văn Ảnh
Chủ trại gà Phạm Văn Ảnh

Khởi nghiệp với 100 con nuôi tại gia, nhận thấy hiệu quả kinh tế cao năm 1998 ông cho nhân rộng mô hình lên 3.000 con, đến nay trang trại đã lên đến 10.000 con. Trong đó, khoảng 6.500 con gà mái đang cho trứng và hơn 4000 gà mái hậu bị sẽ bắt đầu cho trứng vào 3 tháng nữa. Với 6.500 con gà mái đẻ gia đình ông thu hơn 400 ký trứng mỗi ngày. Giá thị trường hiện nay từ 32-33 ngàn/kg. Sau khi trừ các chi phí, trung bình hàng năm gia đình thu từ 300-400 triệu đồng/năm.

Mỗi ngày trại gà của ông Ảnh có thể xuất bán hơn 400 ký trứng/ngày. Sau khi trừ chi phí doanh thu đạt 300-400 triệu/năm
Mỗi ngày trại gà của ông Ảnh có thể xuất bán hơn 400 ký trứng/ngày. Sau khi trừ chi phí doanh thu đạt 300-400 triệu/năm

Đàn gà của ông Ảnh nhờ đầu tư kỹ thuật chăm sóc bài bản, phòng chống dịch bệnh nên phát triển tốt, sức sinh sản mạnh, cho hiệu quả kinh tế cao. Phân gà được thu gom phơi khô rồi bán đi các tỉnh Tây Nguyên.

Hiện trang trại gà của ông được xây dựng tại đồi núi thuộc thôn Đông Lâm (Đại Quang) với tổng diện tích 1ha. Trang trại của ông được đầu tư theo hướng công nghiệp hoàn toàn. Nhờ vậy, khâu chăm sóc, tiêm phòng, cho ăn tới khâu vệ sinh chuồng trại, thu hoạch trứng được thuận lợi hơn.

Nhờ áp dụng đúng các khâu kỹ thuật về chăm sóc và phòng bệnh, chọn giống nên trại gà ông Ảnh luôn đảm bảo hiệu quả cao
Nhờ áp dụng đúng các khâu kỹ thuật về chăm sóc và phòng bệnh, chọn giống nên trại gà ông Ảnh luôn đảm bảo hiệu quả cao

Chuồng nuôi rộng hơn 200 m² được làm bằng sắt khiến độ bám phân ít, dễ thu gom trứng, trứng lại sạch, ít nứt bể, được thị trường ưa chuộng. Nhờ đầu tư máng ăn, máng uống cho gà, ông tiết kiệm được khoản kinh phí không nhỏ.

Ông cho biết: “Nếu với máng ăn, máng uống thông thường, mỗi năm thức ăn, nước uống thất thoát do gà rơi vãi xuống nền chuồng làm mất vệ sinh, thì nay gà có thể ăn đúng khẩu phần, đúng với nhu cầu của chúng. Bên cạnh đó, mình nuôi gà phải hiểu rõ về kỹ thuật chăn nuôi, khâu chăm sóc và phòng bệnh cho gà. Phải theo dõi hơi thở, phân gà,… để có thể phòng trừ trước không bị động trước dịch bệnh xảy ra, nhờ vậy đàn gà vẫn có thể phát triển tốt, trứng sạch, an toàn”.

​Chuồng được làm bằng sắt khiến độ bám phân ít, dễ thu gom trứng, trứng lại sạch, ít nứt bể, được thị trường ưa chuộng
​Chuồng được làm bằng sắt khiến độ bám phân ít, dễ thu gom trứng, trứng lại sạch, ít nứt bể, được thị trường ưa chuộng

Theo ông Ảnh, đối với người chăn nuôi gà thì khâu chọn giống và đảm bảo kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh là rất quan trọng. Trang trại của ông Ảnh hiện có 4 nhân công phục vụ việc chăm sóc, vệ sinh và thu gom trứng. Ông còn đầu tư dụng cụ, quần áo bảo hộ cho lao động để đảm bảo khâu vệ sinh, đảm bảo các quy chuẩn về tiêu độc, khử trùng trong chăn nuôi.

Hiện trứng từ trang trại ông Ảnh được xuất bán đi nhiều nơi, thị trường ưa chuộng. Với mỗi lần xuất bán ông đều có hợp đồng rõ ràng với khách hàng để đảm bảo nguồn tiêu thụ.

Ông Hồ Mặt - Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp Đại Quang -cho biết: “Trại nuôi gà của ông Phạm Văn Ảnh là một trong những trại làm ăn đạt kinh tế cao tại địa phương. Đây là mô hình hay, tạo điều kiện cho nhiều người tham quan, học hỏi. Hiện nay, tại Đại Quang cũng đang triển khai mô hình nuôi heo khép kín, đạt chuẩn chất lượng với quy mô 1000 con do nhiều xã viên cùng hợp tác chăn nuôi”.

Theo Báo Dân Trí

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập439
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại856,598
  • Tổng lượt truy cập92,030,327
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây