Học tập đạo đức HCM

Nuôi gà làm giàu.

Thứ hai - 11/05/2015 21:54
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, anh Dương Hoàng Tây, 28 tuổi đã bắt tay ngay vào phát triển kinh tế gia đình và trở nên khá giả với mô hình nuôi gà thả vườn.
Hơn 8 giờ sáng, chúng tôi tìm đến trang trại nuôi gà của anh Tây, là Bí thư Chi đoàn khu vực 9, phường Châu Văn Liêm (Ô Môn, TP Cần Thơ), nằm sâu trong con đường ngoằn ngoèo, cách trung tâm quận Ô Môn hơn 3 km.  Lúc này, anh Tây đeo khẩu trang kín mặt, mang bao tay đang ở bên trong chuồng gà làm vệ sinh. Sau một hồi, anh đem mấy chục cái máng nhựa đựng thức ăn, nước uống cho gà đem đi rửa sạch. Tiếp đến anh mới đem trở vào vị trí ban đầu rồi đổ thức ăn, nước uống cho gà. Từ bên trong chuồng gà, anh Tây nói: “Cần phải làm vệ sinh chuồng thật kỹ, rửa từng máng đựng thức ăn để tránh nhiễm bệnh. Hơn nữa, tôi phải quan sát biểu hiện của từng con gà xem có dấu hiệu bất thường không để còn ngăn ngừa”. Anh Tây là con út trong gia đình 8 anh em, do hoàn cảnh khó khăn nên anh học hết lớp 10 rồi dừng lại để lo phụ giúp gia đình. Năm 22 tuổi, anh Tây trúng tuyển nghĩa vụ quân sự được phân công làm nhiệm vụ ở Lữ Đoàn Công binh 25 thuộc Quân khu 9 đóng tại tỉnh Vĩnh Long. Anh Tây kể: “Ở đây, cha mẹ làm ruộng mấy chục năm mà vẫn chưa thoát cảnh nghèo. Hơn nữa, hàng xóm cũng chỉ làm những mô hình nhỏ lẻ không có gì mới để học tập. Trong khi bản thân muốn vươn lên làm giàu trên mảnh đất của mình”. Với kiến thức và tính kỷ luật nghiêm túc trong công việc, anh đi khắp các tỉnh ĐBSCL tham quan nhiều mô hình khác nhau để học hỏi. Năm 2011, trong chuyến đi thăm nhà bà con ở Hậu Giang thấy mô hình nuôi gà thả vườn có hiệu quả là nhẹ chăm sóc mà thời gian thu hoạch sớm, phù hợp với khả năng của mình nên mua về nuôi thử. Để có được vốn đầu tư, anh Tây được Đoàn phường giới thiệu ngân hàng chính sách quận cho vay 20 triệu đồng về xây dựng chuồng trại. Sau đó, anh mượn thêm của người thân 30 triệu nữa để mua 500 con giống từ bên tỉnh Bến Tre và thức ăn để nuôi. Anh Nguyễn Mai Độ, Bí thư Đoàn phường Châu Văn Liêm nhận xét, đây là một trong những mô hình làm kinh tế hiệu quả do đoàn viên làm chủ từ nhiều năm nay. Anh Tây không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều thanh niên khác trong phường học tập. Trong quá trình nuôi, anh học lớp tập huấn kỹ thuật SX nông nghiệp, nghe quy trình, kỹ thuật nuôi gà. Vụ đầu, sau 3 tháng nuôi, anh thu hoạch có lãi trên 30%. Từ thắng lợi ban đầu, năm sau anh đầu tư xây dựng thêm 1 chuồng nữa với diện tích gần 100 m2 để nuôi gần 1.000 con gà. Ban ngày, anh thả rong cho chúng đi lại trên nền đất sạch sẽ, thoáng mát bao lưới xung quanh, tối cho vào chuồng ngủ. Nói về kinh nghiệm nuôi, anh Tây chia sẻ: “Gà rất khó nuôi bởi nếu khi gặp trời lạnh sẽ bị bệnh, bỏ ăn mà không biết cách trị thì gà sẽ bị chết. Vì thế, nên cần phải theo dõi thường xuyên kể cả ngày lẫn đêm. Ban đầu, khi thấy triệu chứng là báo ngay cho kỹ sư ở Trạm Thú y quận xuống hỗ trợ. Dần dẫn tích lũy kinh nghiệm, học tập thêm từ thực tế nuôi và nghiên cứu sách, báo nên giờ đã yên tâm không phải lo về quy trình, kỹ thuật”. Năm 2014, anh xuất chuồng được 7 đợt với gần 6.000 con gà thịt, bán với giá dao động từ 70.000 - 80.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi gần 150 triệu đồng. Theo anh Tây tính toán, trung bình giá thành nuôi 1 con đến khi bán là khoảng gần 70.000 đồng. Vì thế, nếu giá như hiện nay (70.000 đồng/kg) mà nuôi không đạt 1 con từ 1,3 kg trở lên thì coi như từ huề đến lỗ. Hiện tại, trong chuồng có 500 con gà thịt đang chuẩn bị bán, trọng lượng từ 1,2 - 1,6 kg. Tuần sau bán xong lứa này anh sẽ mua thêm 800 con để nuôi mới. “Hiện nay thị trường gà đã bão hòa, không còn hút hàng như những năm trước nên không tăng số lượng mà duy trì nuôi ổn định là mỗi đợt khoảng 1.000 con để cung cấp cho bạn hàng quen thuộc của mình”, anh Tây nói. Ngoài diện tích lúa 0,4 ha gia đình đang trồng hằng năm, sang đầu năm 2015 này, anh còn trồng thử nghiệm trồng 0,4 ha dưa hấu đang phát triển tốt.
 
 NongNghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm156
  • Hôm nay53,615
  • Tháng hiện tại247,307
  • Tổng lượt truy cập87,602,377
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây