Học tập đạo đức HCM

Nuôi gà theo công nghệ mới đạt hiệu quả kinh tế cao

Chủ nhật - 22/10/2017 23:33
Với mục tiêu đưa nhanh tiến bộ khoa học áp dụng vào cuộc sống để giúp dân xóa đói giảm nghèo, Trạm Khuyến nông huyện Quế Phong (Nghệ An) đã xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi theo công nghệ mới.

Trong đó có mô hình nuôi gà ri lai đang được bà con nhân ra diện rộng.

13-37-54_mo_hinh_g_ri_li_o_que_phong_moi_ngm_thoi_nhung_i_cung_me
Mô hình gà ri lai ở Quế Phong, mới ngắm thôi nhưng ai cũng mê

Đánh giá về thực trạng chăn nuôi gà ở huyện biên giới này, Hoàng Đình Nghĩa, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Quế Phong cho hay: Gà là giống gia cầm mà nông dân ở đây nhà nào cũng có. Tuy nhiên về phương thức chăn nuôi thì hầu như đàn gà chỉ biết tự đi kiếm ăn trong nương vườn là chủ yếu. Phần thức ăn bổ sung cũng có, nhưng không đáng kể.

Gà nông hộ ở Quế Phong chủ yếu là phục vụ riêng cho gia đình. Đàn gà phát triển tự nhiên như cây cỏ, một mặt đã không mang lại hiệu ích kinh tế, mặt khác môi trường sinh thái bị ô nhiễm, dẫn tới bệnh hại thường lây lan nhanh trên diện rộng. Chính vì vậy mà khi Trạm KN Quế Phong xây dựng mô hình nuôi gà theo công nghệ mới thì nông dân vô cùng phấn khởi, bởi hiệu quả kinh tế cao hơn 2,6 lần so với đàn gà đang nuôi theo tập quán cũ.

Mô hình “Chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học” nằm trong chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp, phục vụ an sinh xã hội, do Ngân hàng TMCP Đầu tư& phát triển Việt Nam tài trợ vốn. Vật nuôi của mô hình được cấp 1.000 con gà ri lai 20 ngày tuổi, do Trạm KN Quế Phong chọn lựa xây dựng tại 5 hộ dân dân ở xã Châu Kim.

Trước lúc bắt tay vào thực hiện mô hình, Trạm KN đã hướng dẫn cho các hộ dân làm chuồng trại đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát về mùa nóng, kín ấm về mùa đông. Dụng cụ đựng thức ăn, máng nước luôn phải được vệ sinh thau rửa. Quá trình chăm sóc cho gà ăn cũng như theo dõi bệnh tật, cán bộ kỹ thuật của Trạm KN đã trực tiếp túc trực cùng hộ dân để cân đong đúng liều lượng và xem xét sự thay đổi sức khỏe của từng cá thể.

Theo đó đúng theo lịch trình các chuồng trại phải được vệ sinh, tẩy uế, phun thuốc khử trùng phòng bệnh. Nhờ vậy đàn gà nuôi của mô hình 1.000 con gà ri lai ở 5 hộ dân đều phát triển nhanh. Tỷ lệ sống từ ngày nuôi đến lúc xuất chuồng (hơn 3 tháng) đạt 93%. Trọng lượng gà mái đạt 1,8 - 2kg/con, gà trống đạt 2 - 2,4kg/con. Trong khi đó đàn gà 1.000 con giống bản địa, nuôi theo tập quán cũ, tỷ lệ sống đến lúc xuất chuồng chỉ đạt 78% và trọng lượng bình quân cả mái và trống chỉ đạt 1,5 - 1,7kg/con.

13-37-54_dn_g_ri_li_tng_trong_nhnh_pht_trien_deu
Đàn gà ri lai tăng trọng nhanh, phát triển đều

Mô hình gà ri lai sở dĩ đã thu hút tới sự quan tâm học hỏi của đồng bào bởi con giống do Viện Chăn nuôi lai tạo từ con trống là giống gà vàng thuần chủng, con mái là gà Lương Phượng thuần chủng. Gà ri lai có sức đề kháng cao, thích nghi với môi trường sống bán chăn thả, khả năng hấp thụ tiêu hóa thức ăn tốt nên tăng trọng đồng đều, sinh sản nhanh. Thịt gà ri lai thơm ngon, mẫu mã đẹp, trọng lượng vừa phải gọn gàng, nên thị trường rất ưa chuộng.

Ông Nguyễn Sĩ Vinh, cán bộ Trung tâm KN tỉnh Nghệ An, người trực tiếp cùng với Trạm KN Quế Phong thực hiện mô hình này cho biết: Trong thời gian triển khai mô hình, đàn gà ri lai ở giai đoạn 21 - 42 ngày tuổi có xuất hiện bệnh cầu trùng, ỉa chảy 30% và bệnh Newcastle 15% do nguồn bệnh từ đàn gà ngoài mô hình lây lan sang.

Tuy nhiên nhờ kiểm tra phát hiện sớm và điều trị kịp thời nên đàn gà đã khỏi bệnh. Thế nên gà mô hình khi xuất chuồng tỷ hao hụt chỉ 7%. Trong khi đó cùng thời gian nuôi, nhưng gà truyền thống hao hụt tới 22%. Về chi phí, tuy nuôi gà theo công nghệ mới có cao hơn so với đàn gà đối chứng, nhưng hiệu quả kinh tế tính ra tiền thì lại cao hơn 2,6 lần so với đàn gà nuôi theo tập quán cũ. Lợi hơn nữa là gà mô hình thuộc nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và môi trường sinh thái thì luôn được bảo đảm an toàn.

“Mô hình nuôi gà ri lai theo công nghệ mới không những đã đem đến lợi ích kinh tế cao, mà chính từ mô hình này, sau khi Trạm KN mở các đợt tập huấn kỹ thuật và hội thảo đầu chuồng thì bà con nông dân đã thấy được chăn nuôi theo tập quán cũ là lạc hậu. Vậy nên đến nay mô hình đã được các xã trong huyện tuyên truyền cho dân bản cần nhân nhanh ra diện rộng, để tạo nên vùng hàng hóa tập trung, bởi giống gà ri lai thị trường rất ưa chuộng”, ông Hoàng Đình Nghĩa.
HỒ QUANG/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập453
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại846,157
  • Tổng lượt truy cập93,223,821
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây