Học tập đạo đức HCM

Nuôi lợn bằng thảo dược, lợi nhuận cao

Chủ nhật - 10/06/2018 22:04
Thay vì dùng cám công nghiệp, anh Nguyễn Văn Dân ở thôn Lương Xá, xã Lương Điền (Cẩm Giàng - Hải Dương) đã trộn cám gạo, ngô và một số loại thảo dược để làm thức ăn cho lợn.
tr11t.jpg
Lợn được nuôi bằng thảo dược cho thịt thơm ngon.

Công thức thảo dược cho lợn

Nuôi lợn từ năm 2007, với quy mô 30 con lợn nái và 300 lợn thịt, mỗi năm anh Dân thu lãi hàng trăm triệu đồng. Đang trên đà thắng lợi nên năm 2016, anh tiếp tục đầu tư 2 tỷ đồng mở rộng trang trại và tăng quy mô đàn lợn thịt lên 500 con. Đúng thời điểm ấy, giá lợn hơi xuống chỉ còn 20.000 - 25.000 đồng/kg, trang trại của anh rơi vào tình trạng thua lỗ.

Đứng trước nguy cơ phá sản, anh Dân trăn trở suy nghĩ tìm hướng đi cho trang trại. Nhớ đến nghề thuốc Nam gia truyền cha ông để lại, anh quyết định chuyển hướng sang nuôi lợn bằng thảo dược. Với anh, đổi mới phương thức chăn nuôi nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.

Là người duy nhất ở Hải Dương chăn nuôi theo hình thức này, nên anh Dân phải tự mày mò từ sách thuốc Nam và tìm hiểu công dụng của từng loại thảo dược. Anh hái một số cây thuốc ven nhà để nhử cho lợn ăn. Ban đầu, lợn ăn rất ít vì từ trước đến nay lợn chỉ quen ăn cám công nghiệp. Không từ bỏ, mỗi ngày anh đều thử cho lợn ăn với số lượng tăng dần. Khi lợn đã làm quen với các vị của thảo dược, anh lại tìm cách kết hợp thảo dược và thêm chất đạm vào thức ăn để lợn có thể phát triển tốt.

Cuối năm 2016, anh Dân đưa thảo dược vào nuôi thử nghiệm với 30 con lợn thịt. Trong giai đoạn đầu, tức từ lúc lợn cai sữa, anh vẫn chăm sóc và cho chế độ ăn giống cách nuôi lợn thông thường. Tới giai đoạn thứ hai thì mới bắt đầu cho lợn ăn theo chế độ dinh dưỡng riêng, trong đó có sử dụng các loại thảo dược làm thức ăn. Theo anh Dân, chế độ dinh dưỡng này được áp dụng từ khi lợn đạt khoảng 40 kg đến lúc xuất chuồng, bởi đây là giai đoạn lợn sinh trưởng, phát triển mạnh nhất.

Thức ăn dinh dưỡng của lợn lúc này chủ yếu là cám được chế biến từ gạo, ngô trộn cùng với các loại thảo dược được xay thành bột như đơn kim, hoa hồi, quế chi và bột cá. Đây đều là những thành phần dược liệu tốt cho sức khỏe con người nên dùng làm thức ăn cho lợn cũng rất tốt. Tất cả quy trình, tỷ lệ cho ăn này đều được anh Dân nghiên cứu và đưa ra một công thức.

tr11ta.jpg

“Các loại thảo dược đưa vào làm thức ăn cho lợn đều có nhiều công dụng chữa trị và phòng bệnh, giúp lợn tăng sức đề kháng. Nhờ đó, đàn lợn nuôi bằng thảo dược phát triển tốt, khỏe mạnh hơn so với lợn nuôi công nghiệp”, anh Dân cho biết.

Thực phẩm an toàn

Trong quá trình nuôi thử nghiệm, anh nhận thấy lợn nuôi bằng thảo dược ít bệnh hơn. Thông thường, lợn nuôi bằng cám công nghiệp phải dùng thuốc kháng sinh theo định kỳ nhưng lợn nuôi bằng thảo dược lại hoàn toàn không sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào. Hiện tại, cách nuôi lợn bằng thảo dược được anh áp dụng với toàn bộ trang trại lợn, gồm cả lợn nái và lợn thịt. Tất cả đều được nuôi theo mô hình khép kín, bao gồm các khâu sản xuất giống, chăm sóc và xuất bán.

Mặc dù thành công trong việc chăm sóc nhưng trang trại lại vấp phải bài toán khó hơn rất nhiều, đó là tìm “đầu ra” cho sản phẩm. Anh Dân kể, so với lợn nuôi công nghiệp thì lợn nuôi thảo dược có giá thành cao hơn do thời gian nuôi lâu hơn gần 3 tháng, việc chăm sóc cũng kỳ công hơn.

Trang trại đã có giấy chứng nhận VietGAP và được Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản, thủy sản tỉnh Hải Dương công nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, nhưng người tiêu dùng chưa thực sự tin vào thương hiệu lợn nuôi bằng thảo dược. Vì thế, gần như toàn bộ lứa lợn đầu tiên, anh Dân không bán được mà chỉ dùng để đi chào hàng. Ban đầu là anh em, họ hàng, sau là những người trong xã, rồi nhờ người quen giới thiệu để lợn thảo dược được nhiều người biết đến. Các đơn hàng dù ít hay nhiều anh cũng mang tới tận nơi. Người này giới thiệu cho người kia nên số lượng đơn đặt hàng của anh tăng dần.

Hiện tại, mỗi tuần anh giết mổ 4 con lợn để cung cấp cho thị trường, người tiêu dùng chủ yếu là khách hàng thân thiết, thường xuyên mua sản phẩm của trang trại.

Chị Hà Thị Bích Nhàn, ở phường Phạm Ngũ Lão (TP. Hải Dương),  một trong những khách hàng quen thuộc của trang trại lợn thảo dược, cho biết: Tuần nào tôi cũng đặt mua thịt lợn thảo dược và được chủ trang trại giao hàng tận nhà. “Nước luộc thịt trong, thịt không có mùi hôi như thịt lợn nuôi công nghiệp. Do có người nhà làm trong ngành y tế ở Hà Nội nên tôi đã gửi thịt lợn thảo dược của trang trại anh Dân đi kiểm tra các chỉ số an toàn về kim loại nặng, chất kháng sinh tồn dư trong thịt. Kết quả, các chỉ số đều ở mức an toàn tuyệt đối. Tôi đã giới thiệu thịt lợn thảo dược cho bạn bè cùng mua để ăn thử, họ đều tin dùng và khen ngon”, chị Nhàn nói thêm.

Để đáp ứng nhu cầu, anh Dân xây dựng theo mô hình khép kín từ chăn nuôi cho đến lò mổ ngay tại chỗ. Khi đến tuổi xuất chuồng, lợn thành phẩm được gia đình anh đóng túi rồi vận chuyển theo đơn đặt hàng đến tay người tiêu dùng. Hiện tại, giá thịt lợn nuôi bằng thảo dược của gia đình anh bán ra thị trường cao hơn lợn nuôi thông thường 30.000 - 40.000 đồng/kg. Mỗi con lợn sau khi trừ chi phí, anh thu lãi gần 1,5 triệu đồng. Sắp tới, anh Dân sẽ mở 1 cửa hàng thịt lợn thảo dược ở TP. Hải Dương và liên kết với một số cửa hàng thực phẩm sạch để người tiêu dùng biết đến thương hiệu lợn thảo dược của trang trại.

 Trần Hiền/kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập192
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại274,872
  • Tổng lượt truy cập92,652,536
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây