Ông Nguyễn Thành Nam (SN 1970, ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận B) là nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó với mong muốn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Năm 2010, Ông Nam đã mua nuôi thử nghiệm cặp nai (1 đực và 1 cái), 1 năm tuổi với giá 30 triệu đồng. Sau quá trình nuôi hiện nay ông Nam đã có 4 con cái và 1 con đực phối giống. Ông Nam chia sẽ, so với con bò, con dê thì nó dễ nuôi hơn bởi vì dễ chăn nuôi và nó ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như cây chuối, cỏ, rau muống... Đối với bò thì nó ăn nhiều lắm nên không thể chăn suể, nai thì mình nuôi lấy nhung hoặc chuyển qua nuôi lấy thịt vẫn dễ hơn nuôi bò. Lợi thế của nó thu lại lợi nhuận kinh tế và ổn định cuộc sống. Thịt nai ăn thì không hôi như các loại dê, bò, cừu…thì thị trường nó phát triển hơn các loại kia.
Thức ăn hàng ngày của chúng rất phong phú và có thể tận dụng được gồm cỏ, rau muống, vỏ trái cây như mít, cà rốt, thân chuối non, bắp…đây là những loại thức ăn dễ tìm ở các vùng nông thôn trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp.
Ông Nam cho biết thêm, đối với Nai đực có thể mua con giống lúc 4 – 5 tháng tuổi (lúc nai đã thôi bú) với giá từ 15 đến 20 triệu đồng. Nai 2 năm tuổi là có thể cho nhung, mỗi lần cắt lấy được khoảng từ 0,5 - 1 kg và bán cho thương lái với giá 8 đến 12 triệu đồng/kg; nếu chăm sóc tốt mỗi năm cắt nhung 2 lần. Đối với Nai cái sau 8 đến 10 tháng sẽ chịu đực, mang thai và đẻ 1con/lần; nai con 4 tháng tuổi là có thể bán giống tiếp tục.
Hiện nay có nhiều nơi tiêu thụ nhung và thịt nai như: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lận cận Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang….Việc nuôi nai khá dễ dàng vì không tốn công, ít bệnh tật, thức ăn dể tìm và cho lợi nhuận cao. Sau 1 năm nuôi nai, gia đình ông Nam đã thu về đủ số vốn đầu tư chuồng trại và con giống. Không những thế Nai còn có thể bán thịt với giá từ 100.000 đến 120.000 đồng/kg với mô hình nuôi nai của ông Nam thì mỗi năm gia đình có thể thu lợi nhuận từ 40 – 50 triều đồng sau khi trừ các khoảng chi phí.
Mô hình nuôi nai là một hướng đi mới cho ngành chăn nuôi huyện Hồng Ngự nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung. Giúp giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân nông thôn.
Nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;