Học tập đạo đức HCM

Ông bố trẻ "tung" 7 tỷ xuống ruộng hoang...thành trại lợn VietGAP

Thứ năm - 22/11/2018 02:01
Thuê lại hơn 3ha đất khó canh tác, gần như bị bỏ hoang của địa phương để làm trang trại chăn nuôi tổng hợp, anh Trương Trọng Nhạc, thôn Thượng 2, xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã vươn lên thoát nghèo, là tấm gương cho nhiều bà con nông dân địa phương noi theo.

Trước khi bắt tay vào làm trang trại chăn nuôi, cũng như nhiều hộ gia đình khác tại địa phương, gia đình anh Nhạc chỉ sống phụ thuộc vào mấy sào ruộng, quanh năm"bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" mà không đủ ăn. Nhìn các con ngày một khôn lớn, việc ăn học cho các cháu ngày càng đè nặng lên đôi vai, anh Nhạc quyết tâm phải thoát khỏi cái nghèo.

 ong bo tre 'tung' 7 ty xuong ruong hoang...thanh trai lon vietgap hinh anh 1

Mô hình chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình anh Trương Trọng Nhạc, xã Ngũ Kiên (Vĩnh Tường) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh Trà Hương

Thấy vùng đất chiêm trũng của địa phương khó canh tác lúa, năm 2008, anh Nhạc quyết định thuê lại để làm trang trại chăn nuôi lợn, kết hợp nuôi vịt, thả cá. Với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, công việc chăn nuôi của anh gặp nhiều thuận lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trang trại của anh ngày càng được đầu tư quy mô, khang trang, hiện đại hơn.

Chỉ vào khu trang trại chăn nuôi khép kín theo tiêu chuẩn VietGAP của mình, anh Nhạc cho biết, hơn chục năm trước, khu trại này rất hoang sơ, gần như bị bỏ hoang, cả khu chỉ có hai cái ao nằm giữa cánh đồng. Để có được trang trại quy mô như ngày hôm nay, gia đình anh đã đầu tư khoảng 7 tỷ đồng cho toàn bộ hệ thống trang trại.

Khu vực chuồng trại nuôi lợn rộng hơn 1ha với quy mô hoàn toàn khép kín theo tiêu chuẩn VietGap, được trang bị hệ thống làm mát điều chỉnh được nhiệt độ và hầm Biogas. Khoảng 2ha diện tích mặt nước, anh nuôi vịt và thả cá. Với số diện tích đất còn lại, anh xây nhà xưởng để lắp đặt lò ấp trứng.

Để có được thành quả ngày hôm nay, anh Nhạc đã trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách. Có lẽ, "cú sốc" về giá lợn từ cuối năm 2016 đến giữa năm 2017 là một trong những thử thách lớn nhất mà anh từng trải qua. Vào thời điểm đó, do tình trạng cung vượt cầu, giá lợn hơi sụt giảm, anh tưởng chừng như phải buông xuôi vì thua lỗ. Cũng may gia đình anh còn nuôi vịt và thả cá nên vẫn cầm cự được. Cơn sóng gió vừa qua giúp anh đúc rút được nhiều kinh nghiệm.

Anh chia sẻ, không nên chỉ tập trung nuôi 1 loại gia súc, gia cầm. Bên cạnh việc lựa chọn thời điểm tái đàn hợp lý, người chăn nuôi cũng phải biết lượng sức mình khi đầu tư, tránh việc đầu tư ồ ạt, theo trào lưu, luôn chủ động lường trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Đặc biệt, phải đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu mới đem lại hiệu quả kinh tế bền vững. Chất lượng tốt tạo dựng được uy tín, thương hiệu, từ đó, sẽ có thị trường ổn định.

Hiện tại, anh nuôi gần 100 con lợn nái chuyên sinh sản để bán giống và hơn 300 con lợn thịt. Do được nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo chất lượng nên đầu ra các sản phẩm lợn giống cũng như lợn thịt rất thuận lợi, được phân phối trong tỉnh và các tỉnh thành lân cận như Hà Nội, Tuyên Quang, Lai Châu… Mỗi địa phương anh đều có những đầu mối tiêu thụ quen nên không lo phải phụ thuộc vào một thị trường nào. Việc chăn nuôi lợn giúp gia đình anh thu lãi gần 300 triệu đồng/năm.

Ngoài chăn nuôi lợn giống, lợn thịt, anh Nhạc còn kết hợp chăn nuôi vịt và thả cá, với khoảng 3 nghìn con vịt đẻ cùng diện tích ao nuôi cá mỗi năm mang lại cho anh thu nhập thêm khoảng 300 triệu đồng. Mô hình trang trại kết hợp của anh Nhạc đang tạo việc làm ổn định cho 3 lao động địa phương, với mức thu nhập bình quân gần 6 triệu đồng/người/tháng.

Với những thành tích trong chăn nuôi, năm 2015, anh Nhạc vinh dự được nhận Bằng khen của UBND tỉnh. Ông Lê Duy Chung, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngũ Kiên cho biết, gia đình anh Nhạc là một trong những hộ nông dân chăn nuôi số lượng lớn tại địa phương. Từ một hộ kinh tế khó khăn, gia đình anh đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ có kinh tế khá giả. Mô hình trang trại tổng hợp của gia đình anh mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều bà con nông dân trong xã học tập, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Theo danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập276
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại222,156
  • Tổng lượt truy cập90,285,549
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây