Học tập đạo đức HCM

Phân 3 màu Văn Điển giúp lúa mùa khỏe, chống sâu bệnh tốt

Thứ hai - 10/07/2017 05:27
Để có được vụ mùa ăn chắc, các nhà khoa học đã xác định bên cạnh khâu giống thì biện pháp sử dụng phân bón khôn ngoan có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định năng suất và chất lượng lúa gạo.

Các bất lợi do thời tiết

Vụ mùa thường triển khai vào tháng 6 - 7 nên nền nhiệt cao, nắng nhiều, cây dễ dàng tích lũy ôn nhiệt. Điều đó thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển, song cũng khiến lúa gặp nhiều các yếu tố bất lợi làm giảm năng suất tới 25% so với vụ xuân.

 phan 3 mau van dien giup lua mua khoe, chong sau benh tot hinh anh 1

   Các công thức của phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển giúp giảm thiểu tác động bất lợi đối với vụ lúa mùa. Ảnh: I.T

Thông thường chu kỳ sản xuất một vụ cây lúa thường trải qua 4 giai đoạn sinh trưởng và phát triển: Cây mạ, đẻ nhánh, làm đòng, trỗ chín. Tuy nhiên chỉ có giai đoạn lúa đẻ nhánh là thời gian dài nhất và cũng là giai đoạn cây lúa cần nhiều dinh dưỡng nhất.

Cũng theo nghiên cứu khoa học có đến 85% tổng lượng dinh dưỡng cây lúa cần ở thời kỳ đẻ nhánh mà phải được bổ sung thông qua phân bón gồm các chất dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O) theo tỷ lệ 1-0,5 - 1, cùng các chất dinh dưỡng trung lượng như: Vôi (CaO) trên 20%, magie (MgO) trên 10%, Silic (SO2) trên 16%, lưu huỳnh (S) trên 2% và các chất vi lượng kẽm, sắt, đồng, bo, mangan.

Sự thiếu hụt các chất tối quan trọng kể trên đối với cây lúa mùa  có thể khắc phục nhờ tác động của bón phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa.

Giải pháp phân bón

 phan 3 mau van dien giup lua mua khoe, chong sau benh tot hinh anh 2

Ghi chú: Bón phân NPK Văn Điển, bà con nông dân không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác.

Để làm giảm thiểu tác động bất lợi đối với vụ lúa mùa, các nhà khoa học phối hợp Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển đã đề ra các công thức phân bón ĐYT NPK Văn Điển như sau (xem bảng tóm tắt trên):

Phân bón lót: NPK 6:11:2  hoặc 5:10:3: chú trọng thành phần lân thúc đẩy phát triển bộ rễ, sinh trưởng). Lượng bón 20 - 25kg/sào BB  360m2  (560 - 700kg/ha).

Phân bón thúc 12.5.10: Có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 5%; K2O = 10%; CaO = 5% MgO = 2%, SO2 = 4% ; S= 11% cùng các chất vi lượng kẽm sắt đồng mangan bo, tổng dinh dưỡng loại phân này đạt 49%. Loại ĐYT NPK 12.8.12 có thành phần dinh dưỡng N = 12%; P2O5 = 8%; K2O = 12% ; CaO = 15% MgO = 8%, SO2 = 13%; S= 3% cùng các chất vi lượng kẽm sắt đồng mangan bo, tổng dinh dưỡng loại phân này đạt 71%.

Với mức bón thúc một lần sau gieo cấy 7 - 10 ngày từ 12 - 14kg/sào Bắc Bộ. Phân ĐYT NPK 12.5.10 hoặc dùng ĐYT 12.8.12 là thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa suốt cả vụ. Các loại phân bón này phù hợp với cây lúa mùa, cùng một lúc bón đủ 19 yếu tố dinh dưỡng đa, trung và vi lượng.

Đây là loại phân có 3 màu, trong đó lân nung chảy là thành phần cơ bản - loại phân chậm tan, chỉ tan khi được rễ cây tiếp xúc, kali và đạm (2 loại phân dễ tan, dễ trôi rửa khi mưa lớn đã được bọc màng làm quá trình tan chậm lại). Nhờ vậy, cây lúa được cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng nên cây khỏe, phát triển cân đối, bộ rễ phát triển ăn sâu chống sâu bệnh, chống đổ ngã tốt. 
                                                                                                         
                                                                                                      PGS.TS.Mai Quang Vinh/ Báo Dân Viêt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập190
  • Máy chủ tìm kiếm45
  • Khách viếng thăm145
  • Hôm nay37,669
  • Tháng hiện tại945,759
  • Tổng lượt truy cập92,119,488
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây