Học tập đạo đức HCM

Phát triển trang trại gắn với du lịch, sinh thái

Thứ bảy - 17/06/2017 11:19
Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội vừa tổ chức cho lãnh đạo Phòng Kinh tế, chủ trang trại của một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP đi thăm quan, học tập mô hình phát triển trang trại theo chuỗi khép kín và trang trại gắn với du lịch.
Cụ thể, đoàn đã tới thăm mô hình trang trại chăn nuôi theo chuỗi khép kín của Công ty CP T&T 159 nằm trên khu vực đồi núi của xã Sủ Ngòi, TP Hòa Bình. Đây là trang trại được tổ chức theo mô hình chuỗi khép kín đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Theo lãnh đạo công ty, hiện nay sản phẩm chính của trang trại là bò, lợn, bao gồm cả con giống và thương phẩm. Đối với con bò, công ty đã nhập ngoại các giống bò của Thái Lan, Australia và cải tạo giống bò địa phương nhân nuôi trong các hộ dân. Bò được nuôi chủ đạo theo phương pháp truyền thống, chủ yếu ăn thức ăn thô xanh được lên men.
Đối với con lợn, công ty nuôi chủ đạo là lợn rừng và Móng cái thuần chủng. Hiện nay, công ty tiếp tục phát triển dòng sản phẩm lợn rừng lai với lợn Móng cái. Ông Trần Anh Dũng – Giám đốc Công ty CP Thực phẩm T&T 159 cho biết, 40% thức ăn cho lợn là thức ăn thô xanh, khoai, bột ngô, bã đậu, men sinh học. Do đó tỷ lệ tăng trọng không cao 10 - 15kg/tháng và lợn nuôi nuôi 6,5 tháng mới được xuất chuồng. Đặc biệt, trước khi xuất chuồng 15 ngày, lợn được cho ra nuôi trong môi trường tự nhiên. Toàn bộ phần chất thải chăn nuôi được xử lý, không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, trong khu trang trại còn được kết hợp trồng rau, khoai, cây cối, hoa tạo cảnh quan môi trường sinh thái. Sản phẩm của công ty được cung cấp cho thị trường Hà Nội cả hệ thống bán buôn và bán lẻ.
Cũng trong chương trình, đoàn đã tới thăm trang trại giáo dục Edufarm, nay gọi là Học viện Edufarm tại xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ. Trang trại Edufarm được trình diễn 5 moduls cụ thể là: Văn hóa nhà Việt; thảm thực vật, đa dạng động vật trong nông nghiệp; đa dạng côn trùng; đa dạng thủy hải sản và vui chơi văn hóa Việt. 
Trong văn hóa nhà Việt, được trình diễn bởi nếp nhà cổ với bể nước mưa, sân gạch, luống cà, luống rau. Tiếp đó là các ngôi nhà chuyên đề như nhà hoa, nhà sách, nhà gốm, nhà tranh… Trong modul thảm thực vật bao gồm hơn 700 loại cây đại diện cho vùng nhiệt đới gió mùa gồm các loại cây ăn quả, cây lấy hạt, cây lấy củ… đặc biệt có ruộng bậc thang, có đồi cọ, đồi chè, vườn cây thuốc Nam và có hệ sinh thái môi trường trong nông nghiệp. Trong modul về côn trùng được trưng bày trong các phòng tương tác về đa dạng côn trùng trong sản xuất nông nghiệp như ong, bướm, ngài, cánh cam, bọ dừa cà cuống, đom đóm. Trong modul về thủy, hải sản, có các phòng chuyên đề về thủy sản, hải sản. Modul về vui chơi văn hóa Việt như chơi ô ăn quan, chơi đánh khăng, đá bóng, nhảy dây, nhảy ngựa, chơi chuyền, trốn tìm…
Ngoài ra, trang trại còn có thêm một bảo tàng mini với tiêu đề “Nông nghiệp Xưa và Nay” đem đến cho người việt tự hào về nông nghiệp việt như cá da trơn, cà phê, gạo xuất khẩu. TS Sử Thanh Long (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), người sáng lập Edufarm cho biết, trang trại được mở ra phục vụ cho tất cả các lứa tuổi tìm hiểu về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là giới thiệu về các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, bền vững, thân thiện với môi trường.
Ông Tạ Văn Tường – Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, TP Hà Nội có rất nhiều làng nghề và sản vật nông nghiệp phong phú, lượng khách du lịch đông. Do đó, mục đích của chuyến tham quan thực tế lần này ngoài giúp cho lãnh đạo, chủ trang trại các huyện, thị xã nắm bắt mô hình chăn nuôi theo chuỗi ATTP, còn học tập phát triển mô hình trang trại gắn với du lịch sinh thái. Theo ông Tường, nếu phát triển được hệ thống trang trại du lịch sẽ mở rộng được đầu ra cho nông sản, làng nghề. 
Theo Thiên Tú/kinhtedothi.vn
 Tags: trang trại

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập637
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm632
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại47,060
  • Tổng lượt truy cập88,725,394
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây