Tuy nhiên, diện tích nuôi cá tra không tăng và người nuôi đang có xu hướng nuôi theo cách liên kết sản xuất, áp dụng kỹ thuật nuôi bằng cách thả cá giống hợp lý. Đồng thời, xây dựng vùng nguyên liệu cá tra có chất lượng tốt và có thể truy xuất nguồn gốc... giúp tăng thêm lợi nhuận cho người nuôi cá tra.
Diện tích nuôi cá tra ở tỉnh An Giang trong 5 tháng đầu năm 2017 là 566 ha mặt nước (chiếm 69,1% diện tích nuôi thủy sản các loại) và chỉ bằng 96,9% diện tích nuôi cá tra của cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng cá tra thu hoạch trong 5 tháng đầu năm nay đạt 120.800 tấn và bằng 98,09% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, với mức giá cá hiện nay, người nuôi đã có mức lãi từ trên 4.000 đồng/kg. Theo kết quả điều tra chi phí sản xuất và tính giá thành cá tra nguyên liệu đợt 2 năm 2016 của liên Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, giá thành sản xuất cá tra thương phẩm là 20.680 đồng/kg.
Nếu không tính chi phí thuê ao để nuôi cá tra, giá thành cá tra nguyên liệu là 20.529 đồng/kg. Hiện nay, do mức giá cá tra khá cao nên nhu cầu nuôi cá tra đang tăng dần. Từ đó, đẩy giá cá tra giống loại 30 con/kg đang được bán với giá từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg so mức giá đầu tháng 4/2017. Theo ước tính, số lượng cá tra giống của Trung tâm sản xuất giống thủy sản tỉnh An Giang đã sản xuất được 5 tháng đầu năm 2017 đạt khoảng 215 triệu con, tăng 7,5% so cùng kỳ.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, các hộ nuôi cá tra thương phẩm trên địa bàn tỉnh An Giang đã ý thức được trách nhiệm và quyền lợi trong sản xuất, tiêu thụ nguyên liệu cá tra không sử dụng các loại hóa chất kháng sinh độc hại cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật như VietGAP, để hoạt động nuôi trồng cá tra bền vững, đạt hiệu quả cao người nuôi cá đã chọn giải pháp thả nuôi cá tra với mật độ thấp.
Đồng thời, áp dụng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp để tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất như: chọn thức ăn chất lượng cao, giảm chi phí hút bùn đáy ao, chi phí bơm nước, chi phí thuốc và hóa chất phòng trị bệnh ... để tăng thêm lợi nhuận từ nuôi cá tra thương phẩm.
Tỉnh An Giang cũng đã thường xuyên tổ chức xác nhận và cấp giấy xác nhận nuôi cá tra thương phẩm cho doanh nghiệp và hộ dân nuôi cá tra theo hợp đồng liên kết sản xuất với chế biến xuất khẩu. Điều này nhằm đưa vào kế hoạch nuôi cá tra và sản xuất chế biến xuất khẩu ổn định, tránh thiệt hại cho người nuôi cá, khi tình trạng dư thừa cá tra thương phẩm, không tiêu thụ kịp.
Hiện nay, vùng nuôi cá tra thương phẩm tập trung ở các huyện thị thành như huyện Chợ Mới, Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú và thành phố Long Xuyên. Các hộ nuôi cá tra thương phẩm liên kết với các doanh nghiệp sản xuất chế biến cá tra xuất khẩu theo chuỗi liên kết bền vững; trong đó, các doanh nghiệp chế biến thực hiện hỗ trợ vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm nên lợi nhuận được đảm bảo, người nuôi yên tâm sản xuất. Doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sẽ có nguồn cung nguyên liệu phục vụ cho chế biến được ổn định, chất lượng đảm bảo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;