Học tập đạo đức HCM

Quảng Ngãi: Trở thành “vua” nấm Đức Nhuận sau khi lâm bệnh

Thứ sáu - 08/03/2013 03:36
Tận dụng nguồn nguyên liệu từ những phế phụ phẩm nông nghiệp sẵn có ở địa phương như trấu, rơm rạ, bã mía, mùn cưa…, anh Lê Giang Phong ở thôn 4, xã Đức Nhuận (Mộ Đức, Quảng Ngãi) đã vươn lên làm giàu từ nghề trồng nấm, với nguồn thu khoảng 100 triệu đồng/năm.

 

 

Cơ duyên đến với nghề trồng nấm nhờ...bệnh tật.


Trước đây, nghề chính của anh Phong là chụp ảnh cưới. Cách đây vài năm, sức khoẻ anh xuống cấp vì bệnh gan nhiễm mỡ nên chẳng làm thêm được gì. Nghe thông tin, uống nấm linh chi rất tốt cho bệnh của mình nên anh đã tìm mua về uống. Thế nhưng lúc bấy giờ trên thị trường trong tỉnh loại nấm này lại rất hiếm, do đó anh phải lặn lội ra tận Hà Nội tìm mua. Sau thời gian tham quan, tìm hiểu, anh nhận thấy loại nấm này có thể trồng được tại quê nhà. Thế là, anh quyết định đăng ký tham gia chương trình đào tạo nghề ngắn hạn về công nghệ nuôi trồng nấm tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sản xuất các sản phẩm từ nấm và vi khuẩn.


Sau 3 tháng học tập, anh về nhà bắt tay vào trồng thử nghiệm trên mảnh đất nhỏ sau nhà. Với kiến thức đã được học cộng thêm niềm say mê tìm tòi, tham khảo các thông tin từ báo chí, internet anh đã trồng thành công.

 

Anh Phong đang trao đổi với khách hàng về sản phẩm nấm.


Anh Phong cho biết: “Trước đây tôi chỉ nghĩ học cách trồng nấm để phục vụ cho việc điều trị bệnh cho mình, nhưng về sau càng làm lại càng ham. Hiện giờ, tôi trồng cả nấm linh chi, nấm sò và đang thử nghiệm trồng nấm đầu khỉ để cung cấp cho thị trường. Trong đó, sản phẩm nấm được ưa chuộng và tiêu thụ mạnh hiện nay là nấm sò; còn nấm linh chi, tôi sản xuất chủ yếu phục vụ cho việc điều trị bệnh cho mình và cung cấp bịch giống cho những đơn vị, cá nhân nào có nhu cầu”.


Hiện tại, trang trại trồng nấm của anh đã được mở rộng diện tích lên 100m2. Mỗi tháng sản xuất khoảng 300kg nấm sò. Một kg nấm sò hiện được bán với giá 25.000 đồng/kg. Như vậy, anh có thể thu về 7,5 triệu đồng/tháng, sau khi trừ mọi khoản chi phí (kể cả công lao động), trong một vụ nấm gia đình anh lãi khoảng 6 triệu đồng/tháng.


Kinh nghiệm trồng nấm


Theo anh Phong, chi phí sản xuất nấm sò rất rẻ, dễ làm, năng suất cao. Nấm sò có thể trồng quanh năm, khoảng 40 ngày thu một lần. Một tấn nguyên liệu đầu vào sẽ cho tương đương 5 tạ nấm sò với doanh thu lên đến 10 triệu đồng cho một đợt thu hoạch. Đến nay anh trồng loại nấm này đã được 5 năm. Thực tế cho thấy, trồng nấm sò không cần nhiều vốn, chỉ khoảng vài triệu đồng là có thể xây dựng được trại trồng nấm gia đình. Điểm thuận lợi là có thể tận dụng những sản phẩm phụ của nhà nông như bã mía, mùn cưa, rơm rạ... để sản xuất.


Từ kinh nghiệm bản thân, anh Phong chia sẻ: Quy trình trồng nấm không có gì quá phức tạp, chỉ cần học một khóa đào tạo ngắn là có thể nắm vững các kỹ thuật trồng nấm. Để nấm sinh trưởng tốt, không bị ảnh hưởng xấu của các yếu tố môi trường thì nơi nuôi trồng nấm phải sạch sẽ, nhất là vật liệu để nuôi cấy nấm như rơm khô vàng óng, không bị mốc, phải được khử trùng bằng nước vôi loãng để diệt các loại nấm mốc khác có trong rơm. Từ khi cấy nấm đến khi treo bịch khoảng từ 25 - 30 ngày. Sau khi treo bịch cần phun ẩm và theo dõi thường xuyên khi nấm có hiện tượng ra rễ mầu trắng thì dùng lưỡi lam hoặc dao sắc (được khử trùng sạch bằng nước vôi) rạch thành 4 đường quanh bịch nấm. Từ những đường rạch này nấm mọc ra và phát triển. Sau khi nấm ở những vết rạch này được thu hoạch lại tiếp tục rạch các vết khác trên bịch nấm. 1 bịch nấm cho ra khoảng 7-8 lứa nấm, với thời gian thu hoạch trong vòng 3 tháng. Trong thời gian này, cần phun nước để cung cấp đủ độ ẩm cho nấm phát triển, không bị khô. Đặc biệt chú ý là phải phun nước sạch, tuyệt đối không bị nhiễm phèn nếu không nấm sẽ chết. Tuy nhiên, khi đến giai đoạn thu hoạch thì lại không tưới nước vì nấm dễ nhanh hỏng, không để lâu được. Nấm thu hoạch xong có thể bảo quản trong vòng 4 ngày nếu để trong tủ lạnh, 3 ngày nếu để trong thùng đá.


Bên cạnh yếu tố kỹ thuật thì thời tiết cũng rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến hiệu quả, năng suất và chất lượng của cả vụ nấm. Nấm ưa ẩm, thời tiết mát mẻ sẽ phát triển nhanh, còn thời tiết nắng nóng sẽ chậm và hỏng. Do vậy năm nào thời tiết thuận lợi thì trồng nấm cho hiệu quả cao. Mặc dù vậy nhưng so với nấm rơm thì nấm sò dễ làm hơn, nhiệt độ xuống thấp (khoảng 250C) cũng có thể làm được, độ thông thoáng của nấm sò cao hơn nấm rơm, thời gian thu hoạch nhanh mà năng suất lại cao hơn nấm rơm…


Mỗi năm thu về hơn 100 triệu đồng


Ngoài cung cấp nấm, anh còn tự sản xuất meo giống và cung cấp giống theo đơn đặt hàng cho các đơn vị và cá nhân trong và ngoài tỉnh như Gia Lai, Bình Định… với giá 18.000 đồng/kg hoặc 9.000 đồng/bịch.


Như vậy, với nguồn thu từ bán nấm thành phẩm và bán giống, trung bình mỗi năm anh thu về hơn 100 triệu đồng từ nghề sản xuất nấm sò, giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục lao động nông nhàn ở địa phương.


Vừa qua, anh được Hội Nông dân tỉnh và Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi hỗ trợ, đầu tư kinh phí với lô thiết bị trị giá 1,1 tỉ đồng phục vụ cho khâu cấy, chiết phôi giống. Và Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận được thành lập với 12 thành viên do anh Phong làm chủ nhiệm. Anh đã tổ chức chuyển giao công nghệ và kỹ thuật trồng nấm cho nhiều xã viên trong HTX và người dân trong tỉnh.


Với thành công mang lại từ trại nấm của anh Phong không chỉ giúp gia đình anh vươn lên làm giàu, mà còn giải quyết được nhiều việc làm cho nhiều lao động, tạo thêm thu nhập cho người dân trong tỉnh.

 

Nguyễn Thị Phương Dung
Theo Khuyến nông Việt Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập292
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm284
  • Hôm nay34,797
  • Tháng hiện tại161,359
  • Tổng lượt truy cập85,068,395
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây