Học tập đạo đức HCM

Rủ nhau đi kiếm "mật của biển", nông dân thu trăm triệu/vụ

Thứ sáu - 14/07/2017 03:11
Hàng năm cứ vào mùa hoa sú, vẹt bung nở (từ tháng 5-7), những người nuôi ong di cư ở nhiều tỉnh, thành khác nhau lại thuê xe đưa những đàn ong của mình về vùng ven biển Kim Sơn (Ninh Bình) để khai thác phấn hoa sú, vẹt. Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, nhờ nghề nuôi ong di cư đặc biệt này mà nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/vụ.

Là chủ nhân của 350 đàn ong đang đặt tại vùng biển Kim Sơn (Ninh Bình), ông Nguyễn Hùng Ai (42 tuổi), quê Ninh Bình cho hay: "Hoa sú, vẹt là một loài hoa đặc biệt luôn có sức hút riêng với loài ong nên hàng năm cứ vào khoảng tháng 5 chúng tôi lại rủ nhau di chuyển đàn ong về đây để kiếm mật của...biển".

 ru nhau di kiem 'mat cua bien', nong dan thu tram trieu/vu hinh anh 1

 Hàng năm cứ vào mùa hoa sú, vẹt bung nở (khoảng tháng 5, 6,7),những người nuôi ong di cư ở nhiều tỉnh, thành khác nhau lại thuê xe đưa những đàn ong của mình về vùng ven biển Kim Sơn (Ninh Bình) để khai thác mật hoa sú, vẹt.

"Cũng như mọi năm, năm nay hoa sú, vẹt nở nhiều, được mùa nên đàn ong của tôi luôn kiếm được rất nhiều phấn. Ước tính vụ này tôi thu được khoảng hơn 3 tấn mật,  tính ra cũng có thu nhập hơn 200 triệu" - ông Ai tiết lộ.

 ru nhau di kiem 'mat cua bien', nong dan thu tram trieu/vu hinh anh 2

Những thùng ong được người dân đặt ngay ngăn giáp các vùng có nhiều cây hoa sú, vẹt đua nở.

“Màu sắc mật làm từ phấn hoa sú, vẹt sáng không đặc sẫm như mật làm từ phấn hoa nhãn hay mật keo, hương thơm của nó như hương mít, mới đầu quay mật màu hơi lơ lơ để lâu mật sẽ chuyển sang màu cánh gián rất đẹp mắt. Đặc biệt loại mật này sạch có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt và còn dùng để làm đẹp, được người tiêu dùng ở các tỉnh, thành rất ưa chuộng tin dùng nên người làm nghề chúng tôi luôn sống khỏe”- ông Ai khẳng định.

 ru nhau di kiem 'mat cua bien', nong dan thu tram trieu/vu hinh anh 3

Bà Nguyễn Thị Bảo (55 tuổi), quê ở Thanh Hóa hiện là chủ của 300 đàn ong đang đặt khai thác tại vùng ven biển Kim Sơn. Theo bà Bảo, tận dụng lợi thế tự nhiên và nguồn hoa sú, vẹt sạch nên hàng năm bà đưa ong về khai thác. "Năm nay do thời tiết ủng hộ, hoa nở sú, vẹt nở nhiều nên hai vợ chồng tôi cũng kiếm ăn được" - bà Bảo chia sẻ.

 ru nhau di kiem 'mat cua bien', nong dan thu tram trieu/vu hinh anh 4

Các chú ong cần mẫn bay đi lấy mật ngoài rừng hoa sú, vẹt tại vùng biển Kim Sơn (Ninh Bình).

 ru nhau di kiem 'mat cua bien', nong dan thu tram trieu/vu hinh anh 5

 Các thợ ong kiểm tra các thùng ong trước khi đưa các cầu ong đi quay lấy mật.

 ru nhau di kiem 'mat cua bien', nong dan thu tram trieu/vu hinh anh 6

 ru nhau di kiem 'mat cua bien', nong dan thu tram trieu/vu hinh anh 7

Vào mùa hoa, ong đi kiếm mật nhiều, trung bình cứ từ 3 - 5 ngày người dân ở đây lại tiến hành thu hoạch và quay lấy mật một lần.

 ru nhau di kiem 'mat cua bien', nong dan thu tram trieu/vu hinh anh 8

Ông Ai quay mật bên cạnh rừng hoa sú, vẹt ở vùng biển Kim Sơn (Ninh Bình). "Năm nay thời tiết thuận, hoa nở nhiều nên chúng tôi phải làm việc khá luôn tay, song đổi lại mật thu được nhiều nên bà con cũng phấn khởi" - ông Ai chia sẻ.

 ru nhau di kiem 'mat cua bien', nong dan thu tram trieu/vu hinh anh 9

 ru nhau di kiem 'mat cua bien', nong dan thu tram trieu/vu hinh anh 10

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, hiện giá mật ong làm từ phấn hoa sú, vẹt đang được bán ra thị trường với giá khoảng trên 100.000 đồng/kg. "Do mật ong làm từ phấn hoa sú, vẹt được khai thác từ tự tự nhiên nên mật rất sạch và thơm nên mật làm ra dễ bán" - bà Bảo chia sẻ.
                                                                                       Theo Quân Phạm/Dân Việt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập250
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại267,837
  • Tổng lượt truy cập92,645,501
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây