Học tập đạo đức HCM

Thận trọng với tinh chất mầm đậu nành

Thứ ba - 29/03/2016 22:52
Bên cạnh những thông tin quảng cáo chưa kiểm chứng rằng tinh chất mầm đậu là “thần dược” cho phái đẹp, hàng loạt nghiên cứu nổi tiếng từ thế giới chỉ ra tinh chất mầm đậu nành gây ra vô số tác hại khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Không giúp cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh 

Được mách bảo, không ít phụ nữ đã dùng đậu nành với hy vọng cải thiện phần nào tuổi "tiền mãn kinh" đang ập đến với các triệu chứng bốc hoả, đổ mồ hôi đêm… Trong khi đó, thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy đậu nành có thể giúp chị em việc này.

Bài nghiên cứu “Phytoestrogens trong điều trị triệu chứng vận mạch mãn kinh” được đăng trên thư viện Cochrance - là thư viện lớn nhất thế giới về y học bằng chứng đã phân tích rằng, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc bổ sung phytoestrogen có trong tinh chất mầm đậu nành có hiệu quả làm giảm tần suất hay mức độ của bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm trên phụ nữ gần mãn kinh hay sau mãn kinh.

Tinh chất mầm đậu nành được các nghiên cứu chỉ ra nhiều tác hại- ảnh internet

Ngoài ra, nghiên cứu về đậu nành, phylate, và hấp thu sắt ở người được đăng tải trên The American journal of  Clinical nutrition, một tờ tạp chí về dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ, cho thấy, acid phytic là yếu tố ức chế chính việc hấp thu sắt trong chiết xuất protein đậu nành. Sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ tinh chất đậu nành trong thời gian dài có thể sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt.

Kích thích sự phát triển ung thư vú

Một chuyên gia về bệnh ung thư ở TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ năm 1995, nghiên cứu được thông tin trên Proceedings of the Society for Experimental Biology and Medicine 1995, cho thấy, việc sử dụng tinh chất mầm đậu nành làm tăng genistein kích thích sự phát triển ung thư vú. Nghiên cứu chỉ ra protein đậu nành chứa genistein đã làm tăng trưởng bướu phụ thuộc estrogen tỉ lệ thuận theo liều. Sự tăng sinh tế bào nhiều nhất ở bướu các động vật nhận estrogen hay genistein (150 và 300 ppm). Biểu hiện pS2 tăng lên trong bướu ở động vật dùng genistein (150 và 300 ppm). Những thông tin cho thấy đậu nành chứa genistein đã kích thích tăng trưởng tế bào ung thư vú phụ thuộc estrogen trên cơ thể sống tỉ lệ thuận với liều.

Thậm chí, trong nghiên cứu thực hiện bởi Khoa Y học cộng đồng của Trường ĐH Loma Linda, Hoa Kỳ nghiên  cứu trên 11 ngàn phụ nữ độ tuổi 30-50, cho thấy Phytoestrogens đậu nành phá vỡ chức năng nội tiết và có khả năng gây vô sinh. Ở phụ nữ dùng nhiều isoflavine đậu nành (>40mg/ngày) thì khả năng trong suốt cuộc đời để có một con bị giảm đi 3% so với phụ nữ dùng đậu nành ít hơn (<10mg/ngày). Từ đó, các nhà khoa học kết luận: Các phát hiện gợi ý rằng dùng nhiều isoflvone đậu nành trong chế độ ăn có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản.

Cách đây cả chục năm, một nghiên cứu của Mỹ cũng đã kết luận, nếu một phụ nữ sử dụng khoảng 45mg tinh chất mầm đậu nành (đậu tương)/ngày, thì sau 1 tháng sẽ xuất hiện những triệu chứng tương tự như đang dùng thuốc tamoxifen (một loại kháng estrogen chuyên dùng cho phụ nữ bị ung thư vú). Một nghiên cứu khác sau đó cũng khẳng định, hấp thụ estrogen có trong đậu nành sẽ gây cản trở hoạt động của tuyến nội tiết, tương tự như khi phụ nữ mắc bệnh ung thư vú dùng thuốc tamoxifen (Proceedings of the Society for Experimental Biology and Medicine 1995). 

Cảnh báo là không thừa

Một bác sĩ chuyên khoa 2 về da liễu, từng công tác ở Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh nay đã nghỉ hưu, cho rằng ông cũng như đồng nghiệp và sinh viên y khoa luôn cập nhật các kiến thức về y khoa trên thư viện Cochrance và tạp chí y khoa hàng đầu thế giới The Lancet. Thực tế hiện tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về tác hại của tinh chất mầm đậu nành nhưng từ những nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu thế giới cho thấy những tác hại của nó là không thể chối cãi. “Tôi chưa nghe tinh chất mầm đậu nành có thể là “thần dược” giúp cải thiện chứng mãn kinh cũng như chống lão hoá da. Chúng tôi chỉ tin vào các nghiên cứu chính thức và được giới y khoa thế giới nghiên cứu”.

Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Sỹ Sâm, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Thống Nhất cho biết, nhiều nghiên cứu độc lập gần đây từ các nước như Mỹ, Nhật, Pháp, Anh… được công bố, chỉ ra nhiều vấn đề về tác dụng có lợi cũng như có bất lợi của phytoestrogen có trong đậu nành, tinh chất mầm đậu nành, chất có nguồn gốc thực vật Phytoestrogen trong đậu nành. Tuy nhiên, tác dụng của phytoestrogen là rất yếu. Trong ung thư vú, khối u ác tính của mô tuyến vú có hai loại, một loại u phát triển mà không “phụ thuộc oestrogen”, và một loại u thì “phụ thuộc oestrogen” tức là u ác tính này phát triển nhanh và mạnh khi có nội tiết tố oestrogen. Vì vậy, trong điều trị ung thư vú, khi u đã được phẫu thuật, hóa trị bổ trợ hoặc xạ trị tùy theo giai đoạn bệnh thì bước điều trị tiếp theo cho khối u phụ thuộc oestrogen là các thuốc kháng lại thụ thể oestrogen bằng đường uống ngay sau đó. “Tinh chất phytoestrogen có trong tinh chất mầm đậu nành như đã trình bày là có tác dụng như estrogen, khi kết hợp với thụ thể estrogen sẽ thúc đẩy sự phát triển những u vú phụ thuộc estrogen”, TS. Sâm cảnh báo.

Trên phương diện bằng chứng thực nghiệm trên thú, trong ống nghiệm, và những bằng chứng về dịch tễ học cũng cho thấy mối liên quan giữa ung thư vú với chế độ ăn uống có nhiều chất phytoestrogen trong đậu nành (Adlercreutz 2003 , Ziegler 2004). Nhiều nghiên cứu đã được xem xét và tổng kết trong một bài nghiên cứu lớn có uy tín với chủ đề là “Phytoestrogen trong đậu nành thúc đẩy nhanh bệnh ung thư vú hay bảo vệ cho bệnh nhân ung thư vú?” Qua đó, bài nghiên cứu cũng đã tóm lại rằng các bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy phytoestrogen đã thúc đẩy tiến triển bệnh ung thư vú với liều rất cao.

Cũng theo bác sĩ Sâm tác dụng của phytoestrogen có trong tinh chất mầm đậu nành, cụ thể là chất Isoflavon lên sự thúc đẩy tiến triển của bệnh ung thư vú hay ngăn ngừa bệnh ung thư vú là phụ thuộc vào nồng độ chất phytoestrogen đưa vào cơ thể. Gần đây hơn, một số tạp chí khoa học về y khoa đã công bố những kết quả nghiên cứu cụ thể, rõ ràng hơn về hệ quả của việc tiêu thụ liều cao phytoestrogen từ mầm đậu nành có khả năng gây phá vỡ chức năng nội tiết, có thể gây vô sinh và thúc đẩy ung thư vú ở phụ nữ trưởng thành. “Tuy nhiên, các cảnh báo đưa ra ít khi nêu rõ về cơ chế tác động của nó nên không nhiều người hiểu được và cảm thấy lo lắng. Vì vậy, việc tự ý sử dụng hormone thay thế (HRT) từ tinh chất mầm đậu nành hay bất cứ các loại hạt, cây nào khác nếu chưa được chứng minh lâm sàng bằng khoa học thì các chị em ở tuổi “xế chiều” cần phải lưu ý. Chị em nên đến các cơ sở y tế hay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Nếu không thì nguy cơ tìm “thần dược” lại rước họa vào thân”, Bác sĩ Sâm khuyến cáo.

Một bác sĩ là thành viên của Hội Ung thư TP.Hồ Chí Minh cho biết, mặc dù chưa có những nghiên cứu cụ thể với tinh chất mầm đậu tương tại Việt Nam song những nghiên cứu từ các chuyên gia nước ngoài mà chúng tôi được tham khảo cho thấy nó có nhiều tác hại. Chất Genistein có trong đậu nành tinh chiết cũng có thể kích thích tế bào ung thư vú loại phụ thuộc estrogen. Thực tế chất genistein đã kích thích tăng trưởng tế bào ung thư vú phụ thuộc estrogen trên cơ thể sống tỉ lệ thuận với liều. Protein đậu nành chứa genistein đã làm tăng trưởng bướu phụ thuộc estrogen tỉ lệ thuận theo liều. Sự tăng sinh tế bào nhiều nhất ở bướu các động vật nhận estrogen hay genistein mà các nghiên cứu từ đồng nghiệp chỉ ra từ 150 và 300 ppm. Biểu hiện pS2 tăng lên trong bướu ở động vật dùng genistein từ 150 và 300 ppm.

Trong nghiên cứu “Ung thư vú và liệu pháp hormone thay thế trên một triệu Phụ nữ” được đăng trên tạp chí Y khoa hàng đầu thế giới The Lancethttp://www.thelancet.com/pdfs/journals/lancet/PIIS0140-6736(03)14065-2.pdf công bố  cho thấy dùng hóc môn thay thế (HRT) cho phụ nữ 50-64 tuổi đã gây thêm 20.000 ca ung thư vú trong giai đoạn 1996-2001 tại Anh.  “Việc dùng HRT cho phụ nữ 50-64 tuổi tại Anh trong các thập niên qua đã làm tăng thêm 20000 ca ung thư vú, 15000 ca ở người dùng phối hợp oestrogen-progestagen; số chết khó xác định”- nghiên cứu chỉ ra. Việc dùng HRT hiện nay có mối liên kết với sự gia tăng nguy cơ mắc và tử vong do ung thư vú; tác động này mạnh ở nhóm phối hợp cả oestrogen-progestagen hơn là các kiểu HRT khác.

Trường Sơn
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập655
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại771,523
  • Tổng lượt truy cập93,149,187
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây