Học tập đạo đức HCM

20 năm hiệu quả mô hình: “Lúa thơm, tôm sạch”

Thứ năm - 31/03/2016 03:10
Huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng tổng kết 20 năm mô hình tôm - lúa bền vững, từ việc lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp với đặc điểm sinh thái của vùng mặn và lợ, phong trào sản xuất "Lúa thơm-tôm sạch" chứng minh khả năng gia tăng hiệu quả sản xuất. Đến năm 2015 giá trị sản phẩm thu hoạch từ trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 140 triệu đồng/ha. Đời sống kinh tế người dân được nâng lên, huyện Mỹ Xuyên có điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM).

Bước đầu gian nan

Huyện Mỹ Xuyên có hõn 37.000 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp hơn 32.500 ha, với 8.100 ha đất làm lúa 2 vụ và 17.700 ha đất nuôi tôm - trồng lúa và hơn 1.200 đất trồng màu. Tuy là một vùng đất giàu tiềm nãng phát triển kinh tế đa dạng về trồng trọt, chăn nuôi, nhưng sau năm 1975 Mỹ Xuyên vẫn còn là một huyện thuần nông, nghèo khó. Mô hình tôm-lúa ban đầu chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên. Người dân canh tác tập trung ở các vùng đất ven sông, kênh, rạch. Vào mùa khô đất bị nhiễm mặn, nên người dân tranh thủ cho nước ra, vào theo thủy triều để thu thủy sản tự nhiên, sau đó rửa mặn và trồng lại lúa.

 


 

Trồng lúa trên nền ao tôm.

Kể từ năm 1995, nông dân Mỹ Xuyên bắt đầu quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Trên địa bàn huyện hình thành hai vùng sinh thái rõ rệt: Vùng tôm - lúa (gồm 6 xã: Hòa Tú 1, Hòa Tú 2, Ngọc Đông, Ngọc Tố, Gia Hòa 1, Gia Hòa 2) và vùng trồng 2 vụ lúa (gồm xã Đại Tâm, Tham Đôn, Thạnh Phú, Thạnh Quới và thị trấn Mỹ Xuyên). Tuy nhiên, mô hình tôm - lúa của những năm này còn gặp nhiều khó khăn, do thiếu điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng. Giao thông nông thôn, vận chuyển và giao thông hàng hóa đi lại còn gian nan. Hệ thống điện, thủy lợi, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ sản xuất còn hạn chế, lạc hậu...

Do đó đến cuối năm 2000, nãng suất lúa ở Mỹ Xuyên vẫn còn thấp, bình quân chỉ chừng 4,1 tấn/ha, sản lượng lúa toàn huyện khoảng 267.600 tấn. Diện tích nuôi tôm khoảng 9.270 ha đến 13.100 ha, sản lượng tôm đạt chưa tới 3.000 tấn/năm. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện còn chậm, GDP bình quân đầu người đạt 295 USD. Diện mạo nông thôn chưa có sự chuyển biến rõ nét, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, nhà ở của dân đa số là nhà tạm bợ, dột nát (toàn huyện chỉ có 1.150 căn nhà kiên cố và hơn 5.700 căn nhà bán kiên cố, tỷ lệ hộ nghèo hơn 28%.

Thế nhưng dấu mốc từ khi Chính phủ có chủ trương, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm, cho phép chuyển đổi sản xuất trên đất kém hiệu quả sang nuôi tôm, trên vùng chuyển dịch trọng điểm của huyện được xác định, phân vùng nuôi 1 vụ tôm - 1 vụ trồng lúa phù hợp với đặc điểm sinh thái của địa phương; đồng thời khởi đầu mô hình nuôi quảng canh truyền thống và sau đó là mô hình nuôi quảng canh cải tiến.


Chuyển đổi hiệu quả
 

Nhiều người dân Mỹ Xuyên cho biết, từ năm 2000 hoạt động nuôi thủy sản phát triển mạnh mẽ, nhất là mô hình nuôi tôm bán thâm canh song hành cùng nhiều công trình xây dựng thủy lợi. Bên cạnh tuyến kênh Thạnh Mỹ, các tuyến kênh thuộc Dự án tiểu vùng 1, các tuyến đường giao thông nông thôn từ huyện đến trung tâm xã, ấp liền ấp được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, vận chuyển hàng hóa, nhiều cơ sở thu mua, nhà máy chế biến thủy sản về đầu tư trên địa bàn huyện. Đến cuối năm 2005, vùng nuôi tôm của huyện tăng lên gần 20.000 ha, sản lượng tăng từ 12.700 tấn đến hơn 13.100 tấn/năm. Đặc biệt mô hình trồng lúa thơm ST trên nền ao tôm được nhiều nông dân canh tác hiệu quả, diện tích lúa từ 7.900 ha tăng trên 10.200 ha, góp phần nâng cao sản lượng lúa từ 29.900 ha tăng lên trên 51.200 tấn/năm.

Trong 5 năm qua, đối phó với tình hình thời tiết, dịch bệnh gây bất lợi huyện Mỹ Xuyên khuyến khích nông dân sản xuất, khai thác có hiệu quả lợi thế đất đai, thủy lợi, môi trường sinh thái, chuyển giao khoa học kỹ thuật để tiếp tục phát triển mô hình tôm-lúa ổn định, bền vững. Đến nay, toàn huyện có hơn 21.300 ha nuôi tôm, đạt sản lượng hơn 25.500 tấn, tăng hơn 12.400 tấn so với giai đoạn 2005 - 2010. Bên cạnh đó, vào năm 2014 nông dân còn chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng hơn 11.400 ha, góp phần tăng thêm thu nhập. GDP bình quân đầu người đến cuối năm 2015 đạt 785 USD/người/năm tăng hơn 10,2% so với giai đoạn 2005 - 2010; hộ nghèo trong huyện giảm còn 10,63%.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên, qua kết quả nghiên cứu, đánh giá tác động của các nhà khoa học, viện, trường và thực tiễn sản xuất cho thấy hệ thống canh tác tôm - lúa có tính bền vững cao, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, đa dạng hóa mô hình sản xuất tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, lúa và trồng màu trên bờ bao… góp phần tăng hiệu quả kinh tế, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Mô hình tôm - lúa theo hướng "Lúa thơm - tôm sạch" góp phần cụ thể hóa Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện theo huớng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

HỮU ĐỨC
Nguồn tin: 
Báo Cần Thơ

 Tags: sản xuất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập899
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm898
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,379
  • Tổng lượt truy cập93,167,043
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây