Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo nhờ nuôi bò

Chủ nhật - 21/10/2018 05:51
Vài năm trở lại đây, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã phát triển và nhân rộng mô hình chăn nuôi bò sữa, bò thịt và bò sinh sản. Vì đây là con vật dễ nuôi, chỉ bỏ chi phí mua con giống mà không tốn tiền thức ăn, nên người nuôi chỉ cần dành chút ít thời gian đi cắt cỏ hay tận dụng phần đất trống sẵn có của gia đình để trồng cỏ cho bò ăn...

Bà Trần Thị Trắng, ấp Lợi Đức, xã Long Đức (Long Phú) bên đàn bò giúp gia đình thoát nghèo.
Bà Trần Thị Trắng, ấp Lợi Đức, xã Long Đức (Long Phú) bên đàn bò giúp gia đình thoát nghèo.
 

Trong căn nhà cấp 4 xây dựng khá khang trang, bà Trần Thị Trắng, ấp Lợi Đức, xã Long Đức (Long Phú) nhiệt tình mời chúng tôi vào ngồi trò chuyện: “Tôi ít đất sản xuất nên cuộc sống rất khó khăn. Để trang trải cuộc sống hàng ngày, vợ chồng luôn tận dụng mọi thời gian nên ai thuê gì làm nấy, kiếm đồng ra đồng vào, tích lũy được số tiền nhỏ rồi đầu tư nuôi heo thịt. Mặc dù chăm sóc đàn heo rất cẩn thận nhưng năm nào tôi nuôi cũng bị lỗ nặng, tiền làm thuê không đủ bù lỗ. Tình trạng này kéo dài cả chục năm, đến khi thấy không còn khả năng tái đàn, tôi ngưng nuôi. Đời sống gia đình bắt đầu sang trang mới khi Nhà nước hỗ trợ hộ nghèo đầu tư chăn nuôi bò. Từ số tiền 10 triệu đồng, tôi mua con bò cái sinh sản, tính đến nay đã 14 năm. Chỉ 1 con bò cái ban đầu, tôi đã gầy đàn được 4 con bò cái sinh sản và số lượng bò đực bán là 12 con, thu về hơn 130 triệu đồng. Số tiền trên tôi dùng xây ngôi nhà, số còn lại thuê đất làm ruộng kiếm thêm thu nhập”.

Hiện 4 con bò của gia đình bà Trắng đang giai đoạn sinh sản, 2 tháng nữa sẽ có thêm 2 bê. “Ý định của tôi sẽ tăng đàn bò cái lên 8 con để nuôi bán bê con, bán bò thịt nhằm nâng cao thu nhập, giờ đã thoát nghèo, phải nghĩ đến chuyện làm giàu thông qua việc nuôi bò là chắc chắn nhất. Ngoài đàn bò, tôi còn thuê 17 công đất canh tác lúa 2 vụ/năm, trừ hết chi phí lợi nhuận tầm 35 triệu đồng. Còn tính về nguồn thu của đàn bò mỗi năm sinh sản 4 con bê sẽ đem về số tiền hơn 40 triệu đồng” - bà Trắng chân tình cho biết thêm.

Chia tay bà Trắng khi mặt trời bắt đầu đứng bóng, chúng tôi tiếp tục tìm đến nhà ông Bùi Văn Sơn, ấp Lợi Hưng, xã Long Đức đúng lúc ông đang vác từng cuộn rơm đem về cho đàn bò ăn. Gặp khách ông Sơn cười tươi: “Trước giờ tôi chưa từng nuôi gia súc, gia cầm bởi không có nhiều thời gian, vì quanh năm làm ruộng, tới mùa vụ thì đi cày xới đất cho người dân trên địa bàn xã nên chưa dám đầu tư chăn nuôi. Dịp tình cờ tới nhà người quen chơi, thấy họ bận rộn nhiều việc hơn tôi mà vẫn nuôi bò cái sinh sản, tôi quyết định về nhà làm chuồng mua ngay 3 con bò sind về nuôi. Qua 2 năm nuôi, bò sinh sản được 3 con bê. Cứ thế 6 năm qua, đàn bò sinh sản 18 con. Tôi chừa lại những con bò cái tốt để làm giống và loại thải con không tốt, mua thêm giống bò mới để cải tạo đàn. Tính từ lúc nuôi bò đến nay, tôi bán được 15 con bò, thu về số tiền 150 triệu đồng. Hiện trong chuồng nuôi có 3 con cái giai đoạn sinh sản, 3 con đực nuôi thịt chờ giá tốt bán”.

Để cung cấp đủ thức ăn tươi cho bò, ông Sơn còn chuyển 2 công đất canh tác lúa sang trồng cỏ. Ngoài cỏ, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, ông còn cuộn rơm chứa trong nhà dùng làm thức ăn cho bò, phòng những lúc bận việc không cắt cỏ được, lấy rơm cho bò ăn. So với nuôi heo, nuôi gà, vịt thì nuôi bò cho lợi nhuận gấp nhiều lần. Dự kiến tới, ông Sơn sẽ tăng đàn bò cái lên 6 con để bò sinh sản số bê con bán bê giống cái, còn bê đực nuôi lớn vỗ béo bán bò thịt lợi nhuận sẽ cao hơn.

Ông Bùi Văn Sơn, ấp Lợi Hưng, xã Long Đức khoe đàn bò đang trong giai đoạn sinh sản.
Ông Bùi Văn Sơn, ấp Lợi Hưng, xã Long Đức khoe đàn bò đang trong giai đoạn sinh sản.
 

Phó Chủ tịch UBND xã Long Đức Lê Trường Giang cho biết, trên địa bàn xã có 874 con bò được hộ dân nuôi thịt và nuôi sinh sản, số đàn bò đã tăng lên hơn 50% so cùng kỳ năm trước, bởi địa phương phát động phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đó, người dân cũng ý thức trong việc phát triển đàn bò, góp phần cải thiện đời sống tại hộ, vì con bò có giá trị kinh tế cao so với nhiều vật nuôi khác. Hướng tới, để tập hợp người chăn nuôi tạo thành chuỗi liên kết từ khâu đầu vào đến đầu ra cho đàn bò, xã sẽ thành lập hợp tác xã nhằm tạo điều kiện cho người chăn nuôi tiếp cận các lớp tập huấn kỹ thuật từ ngành chuyên môn, ký kết bán buôn bò thuận lợi hơn, tạo thành khối thống nhất trong việc chăm sóc đàn bò…

 

Thúy Liễu

Nguồn: Báo Sóc Trăng


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập570
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại849,247
  • Tổng lượt truy cập92,022,976
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây