Năm 2013, gia đình anh Phạm Xuân Thủy (xóm Đông Xuân, xã Quỳnh Thắng) đã mạnh dạn chuyển đổi 1ha trồng cây nguyên liệu (mía, sắn) sang trồng các loại cây ăn quả.
Sau 3 năm trồng và chăm sóc, hiện 800 gốc cây ăn quả như cam, quýt và chanhcác loại cây ăn quả đang chuẩn bị cho thu hoạch. Ước tính, 1 ha cây ăn quả sau khi thu hoạch sẽ cho năng suất hơn 120 tấn/vụ. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình thu lãi 250 triệu/ha.
2ha trồng cây ăn quả của gia đình anh Phạm Xuân Thủy , xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu cho thu nhập 250 triệu đồng/ha.
Anh Thủy cho biết: “Trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với trồng mía, sắn. Trước đây, 1 ha mía sau khi thu hoạch đạt khoảng 45 tấn được bán với giá 850 nghìn đồng/tấn cho thu nhập trên 40 triệu đồng/ha. Như vậy, giá trị từ cây ăn quả cao gấp 5-6 lần cây mía”.
Từ năm 2012, gia đình ông Nguyễn Văn Toàn chuyển từ trồng mía sang trồng cam. Năm 2015, 1 ha cam gia đình ông cho thu hoạch.
Trồng 1 ha cây ăn quả: cam, quýt, chanh cho năng suất trên 120 tấn/vụ, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, cao gấp 10 lần so với trồng cây nguyên liệu.
Một ha cam, gia đình ông thu hoạch khoảng 90 tấn quả. Giống cam được trồng chủ yếu là cam Xã Đoài, cam Vinh nên có giá cao (từ 40 nghìn đồng - 50 nghìn đồng/kg). Sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu lãi 400 triệu đồng/ha, cao gấp chục lần so với trồng mía và một số cây nguyên liệu khác.
Ông Toàn phấn khởi: “Vụ tới đây, gia đình sẽ trồng thêm 1 ha cam để phát triển kinh tế, đặc tính trồng cây ăn quả là khoảng cách trồng cách nhau 2-3 mét nên ở giữa có thể trông xen dứa, nhang trầm để nâng cao kinh tế trên đơn vị diện tích đất”.
Trên vùng đất trồng cây ăn quả, bà con trồng xen dứa để tăng thêm thu nhập.
Hiện nhiều hộ dân ở xã Quỳnh Thắng mạnh dạn chuyển đổi hàng chục ha đất trồng cây nguyên liệu sang trồng cây trồng để phát triển kinh tế. Bình quân các hộ sau khi chuyển đổi trồng cây ăn quả đều có thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm.
Toàn xã Quỳnh Thắng có khoảng 50 ha diện tích chuyển đổi sang trồng cây ăn quả theo quy mô tập trung. Cây ăn quả mà bà con đang phát triển là cam, quýt và chanh. Những giống cây ăn quả này cho thu nhập cao hơn một số cây ăn quả khác.
Ông Lê Văn Nga- Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thắng cho biết: Địa phương có khoảng gần hơn 700 ha diện tích trồng cây nguyên liệu, trong đó, chủ yếu là diện tích trồng mía, cây rễ hương sắn và dứa.
Trong những năm gần đây, ngoài khuyến khích bà con phát triển cây nguyên liệu có giá trị như cây rễ hương trầm thì địa phương cũng yêu cầu chuyển đổi một số diện tích trông cây nguyên liệu sang trồng cây ăn quả, để tăng giá trị kinh tế.
Theo thống kê, hiện có khoảng 50 ha diện tích trồng cây nguyên liệu đã được bà con chuyển sang trồng các loại cây ăn quả quy mô tập trung. Đây là hướng phát triển kinh tế bền vững, tạo bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại kinh tế cho người dân địa phương.
Việt Hùng
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;