Học tập đạo đức HCM

Thường Tín phát huy “đất trăm nghề”

Chủ nhật - 01/07/2018 22:05
Được mệnh danh là "đất trăm nghề", trải qua hàng trăm năm, đến nay nhiều làng nghề truyền thống của huyện Thường Tín vẫn phát huy được giá trị kinh tế, văn hóa, lịch sử. Sự phát triển của các làng nghề đóng góp rất lớn trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Sản phẩm sơn mài xã Duyên Thái (huyện Thường Tín) được nhiều người tìm mua. Ảnh: Linh Ngọc

Nhắc đến làng nghề truyền thống của Thường Tín, người ta không thể không nhắc Làng nghề gỗ tại xã Vạn Điểm. Là người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, anh Nguyễn Thế Anh ở thôn Đỗ Xá, xã Vạn Điểm chia sẻ: Với hơn 7.000m2 nhà xưởng, đến nay sản phẩm gỗ của gia đình xuất bán đi khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có những bức tượng gỗ được điêu khắc rất tinh xảo. Hằng năm, anh Thế Anh xuất xưởng khoảng 300 pho tượng các loại với doanh thu bình quân 12 tỷ đồng/năm; tạo việc làm thường xuyên cho 20 người với mức thu nhập hơn 10 triệu đồng/người/tháng. Theo thống kê của UBND xã Vạn Điểm, toàn xã hiện có khoảng 2.000 gia đình, trong đó có 70% số hộ làm nghề gỗ, đóng góp 70% tổng thu nhập của xã.

Không chỉ Vạn Điểm, xã Vân Tảo nổi tiếng với nghề trồng cây cảnh. Theo Chủ tịch UBND xã Vân Tảo Nguyễn Mạnh Hưng, toàn xã có hơn 100 hộ ở thôn Nội Thôn trồng hoa, đào cảnh…, mỗi năm cung ứng hơn 10 triệu sản phẩm hoa, cây cảnh cho thị trường Tết; giá trị thu lợi 50-60 triệu đồng/sào, gấp 15-20 lần so với cấy lúa. Đặc biệt, nghề này còn kéo theo một số dịch vụ phát triển, như: Sản xuất chậu hoa, chậu cảnh, buôn bán hoa, cắt tỉa, chăm sóc cây cảnh… Hằng năm, làng nghề tạo việc làm thường xuyên cho 300-350 lao động với thu nhập ổn định từ 10-15 triệu đồng/người/tháng.

Theo Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy, huyện có 126 làng nghề truyền thống, trong đó, có 48 làng được công nhận làng nghề. Tiêu biểu là các làng nghề: Tiện gỗ (Nhị Khê); bánh giầy (Quán Gánh); sơn mài (Duyên Thái); thêu tay (Quất Động); điêu khắc (Hiền Giang); chế tác xương sừng (Thụy Ứng, Hòa Bình); bông len (Trát Cầu, Tiền Phong); mộc cao cấp (Vạn Điểm); sinh vật cảnh (Hồng Vân); cây cảnh (Vân Tảo)…

Trong nhiều năm qua, phát triển làng nghề truyền thống ở Thường Tín đã gắn liền với quá trình phát triển nông thôn, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn; tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động; góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Theo UBND huyện Thường Tín, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 6.522 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Để làng nghề phát triển, cùng với tăng cường công tác quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong cụm công nghiệp, năm 2018, Thường Tín xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết 03-NQ/HU về phát triển nghề thủ công truyền thống trên địa bàn; xây dựng thương hiệu các làng nghề truyền thống, như: Hoa cây cảnh Nội Thôn ở xã Vân Tảo; lưới cước ở Trần Phú, xã Minh Cường; nhãn hiệu tập thể chăn, ga, gối, đệm Trát Cầu, xã Tiền Phong…

Đặc biệt, sự phát triển của các làng nghề là nguồn lực xã hội rất lớn cho các địa phương xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2010 đến nay, huyện Thường Tín đã có 15 xã được UBND thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, gồm các xã: Nhị Khê, Liên Phương, Khánh Hà, Văn Bình, Văn Phú, Duyên Thái, Vạn Điểm, Minh Cường, Thắng Lợi, Quất Động, Hồng Vân, Hà Hồi, Thống Nhất, Chương Dương và Ninh Sở. Năm 2017, tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định địa phương đạt chuẩn nông thôn mới thành phố đã thẩm định 4 xã: Nghiêm Xuyên, Tự Nhiên, Tô Hiệu, Tân Minh đều đạt trên 96 điểm và UBND huyện đang trình UBND thành phố xét công nhận 4 xã này đạt chuẩn nông thôn mới.

“Bên cạnh nguồn hỗ trợ của thành phố, chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện đã huy động nguồn vốn khá lớn từ xã hội hóa, trong đó có sự đóng góp quan trọng từ các làng nghề và doanh nghiệp làng nghề trên địa bàn huyện. Mục tiêu của Thường Tín đến năm 2020 sẽ đạt huyện nông thôn mới” - ông Kiều Xuân Huy khẳng định.
Theo Đỗ Minh/Báo HNM.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập176
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại889,567
  • Tổng lượt truy cập93,267,231
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây