Học tập đạo đức HCM

Tiếp sức để người dân thoát nghèo

Thứ tư - 09/05/2018 22:59
Từ chủ trương, đường lối đúng đắn của Ðảng, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, hơn 15 năm qua Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) đã thực sự lớn mạnh.
 

Tiếp sức để người dân thoát nghèo

Anh Phạm Ngọc Thưởng, thôn Kim Lĩnh, xã Sơn Mai, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh thoát nghèo nhờ đồng vốn của VBSP.

Từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu vào năm 2003, đến nay VBSP đang triển khai thực hiện hơn 20 chương trình tín dụng ưu đãi cùng nhiều chương trình từ nguồn vốn ủy thác của nước ngoài với tổng dư nợ đạt 169.036 tỷ đồng, gấp hơn 24 lần so với thời điểm thành lập; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 19,2%, với trên 6,7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ.

Đồng vốn “nở hoa”

Tính đến ngày 31/3/2018, tổng nguồn vốn hoạt động của VBSP đạt 184.664 tỷ đồng, tăng 9.282 tỷ đồng so với năm 2017; tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 177.735 tỷ đồng, tăng 5.946 tỷ đồng so với năm 2017. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm 0,80% tổng dư nợ.

Kể từ khi có Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, đến 31/3/2018, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho VBSP để bổ sung nguồn vốn cho vay đạt 6.550 tỷ đồng.

Riêng 3 tháng đầu năm 2018 tăng 1.313 tỷ đồng so với cuối năm 2017, đưa tổng nguồn vốn ủy thác của địa phương đạt 10.358 tỷ đồng.

Thật ấm lòng khi mục sở thị những mô hình thoát nghèo nhờ đồng vốn của ngân hàng đang “nở hoa” trên vùng đất Tây Bắc của Tổ quốc. Nhiều hộ gia đình kinh tế trước đây rất khó khăn, nay nhờ sự tiếp sức đồng vốn của ngân hàng mà cuộc sống đã có nhiều đổi thay, từ thiếu ăn đến có của ăn của để như hộ anh Giàng Mí Páo, Thôn Xín Suối Hồ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Năm 2010 anh Báo lấy vợ và ra ở giêng tài sản chỉ là 2 gian nhà vách đất, không có gạo ăn, không có đồ dùng sinh hoạt. Cuộc sống quá khổ, suốt ngày hai vợ chồng vào rừng nhặt củi về bán và hái rau rừng ăn cho qua ngày. Thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn củaVBSP ở ngay bản anh đang sinh sống, gia đình đã được vay 15 triệu đồng và đã mua hai con bò cái về nuôi. Sau 3 năm, cặp bò cái đẻ được 3 con bê,  anh Páo trả hết nợ VBSP, năm 2014 gia đình đã thoát nghèo.

“Đến đầu năm 2016, tôi quyết định mở cửa hàng bán hàng tạp hóa, đồ điện tại nhà và đã vay vốnVBSP Quản Bạ 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo để đầu tư vào việc kinh doanh buôn bán. Đến nay, thu nhập đã trừ chi phí và tích lũy bình quân được khoảng 10 triệu đồng/tháng. Tôi đã đi học lái xe ô tô và dự định sẽ mua xe ô tô tải để làm thêm ngành nghề kinh doanh vận tải tại địa phương và sẽ tạo việc làm ổn định 2 lao động ở bản”- anh Páo hồ hởi cho biết.

Nhiều hộ gia đình kinh tế trước đây rất khó khăn, nay nhờ sự tiếp sức đồng vốn của ngân hàng mà cuộc sống đã có nhiều đổi thay. Nói như anh Phạm Ngọc Thưởng, ở thôn Kim Lĩnh, xã Sơn Mai, huyện Hương sơn, tỉnh Hà Tĩnh  thì “Không có những đồng vốn của VBSP tiếp sức lúc ban đầu thì không biết đến bao giờ gia đình tôi  mới thoát nghèo. Để thuận tiện cho vận chuyển cam vào mùa thu hoạch tôi vừa đầu tư mua 1 xe ô tô bán tải hết gần 800 triệu đồng, đóng góp cùng địa phương 70 triệu đồng để trải thảm bê tông hơn 100m  vào tận vườn cam gia đình anh và 2 hộ dân cùng thôn”. 

Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách

Tín dụng chính sách xã hội là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hỗ trợ vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đã được triển khai thành công. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính được đảm bảo, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo và các chương trình tín sách khác, nhất là chính sách tín dụng từng bước được hoàn thiện, chất lượng tín dụng được nâng lên.

Suốt thời gian qua, VBSP tập trung khai thác tốt các nguồn vốn từ thị trường, được ngân sách cấp bù lãi suất, cấp vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, vốn tình nghĩa từ các tổ chức cá nhân, phát hành Trái phiếu Chính phủ, bảo lãnh nguồn từ ngân sách địa phương, các chủ đầu tư trong và ngoài nước quan tâm chuyển vốn ủy thác, đặc biệt là thực hiện tốt nhận tiết kiệm từ người nghèo nhằm tạo thói quen tích lũy và giúp người nghèo từng bước tiếp cận với tín dụng ngân hàng.

Đây là một sáng kiến của VBSP, cũng là biểu hiện trách nhiệm của việc huy động nguồn lực hợp pháp, ủy thác từ địa phương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thống đốc NHNN kiêm Chủ tịch HĐQT VBSP Lê Minh Hưng cho rằng, để tiếp tục thực hiện có kết quả Chỉ thị 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư  về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thống đốc kiến nghị:

Thứ nhất, đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần quan tâm cân đối, bố trí đủ nguồn lực để VBSP thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, tránh tình trạng chính sách ban hành ra nhưng chưa được bố trí vốn thực hiện, làm kéo dài thời gian đưa chính sách vào cuộc sống. Quan tâm bố trí vốn từ ngân sách nhà nước theo kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã phê duyệt cho VBSP.

Thứ hai, cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2020 đạt mức bình quân chung của cả nước. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư, bao tiêu sản phẩm, định hướng sản xuất cây trồng, vật nuôi để hỗ trợ tín dụng chính sách xã hội đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ ba, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục quan tâm phối hợp chặt chẽ với VBSP trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách; phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng lồng ghép có hiệu quả việc cho vay vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, đào tạo nghề, xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững… 

Ngọc Quyết/daidoanket.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập924
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại762,480
  • Tổng lượt truy cập93,140,144
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây