Học tập đạo đức HCM

Tổ hợp tác nuôi cua thương phẩm 2/9: Một hình mẫu trong sản xuất

Thứ ba - 20/08/2013 20:10
“Mấy chú xuống trễ quá, phải cách đây 2 ngày là vui lắm, anh em mới thịt một con heo ăn mừng vụ mùa thành công”, ông Nguyễn Minh Phối, Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) nuôi cua thương phẩm 2/9, ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau nhanh miệng khoe khi chúng tôi vừa đến thăm.

Là vùng nuôi tôm chuyên canh theo hình thức truyền thống, song, càng về sau năng suất tôm nuôi càng giảm, nhiều hộ lâm vào tình cảnh khó khăn. Thế rồi “cái khó ló cái khôn”, nhờ sự đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất thông qua THT, con cua đã trở thành cứu cánh cho người dân nơi đây.

 

Hỗ trợ từ những việc nhỏ nhất

THT nuôi cua thương phẩm 2/9 được thành lập vào tháng 7/2009. “Mục tiêu lớn nhất được xác định ngay từ những ngày đầu thành lập là nhằm giúp đỡ lẫn nhau giữa tổ viên trong quá trình sản xuất. Sau bao năm hoạt động, mục tiêu này vẫn được duy trì. Chính điều đó đã tạo nên thành công hôm nay”, ông Phối bộc bạch.

Ông Nguyễn Văn Phối chuẩn bị dụng cụ để bắt cua cho con nước tiếp theo.

Ông Phối cho biết, để kịp thời giúp đỡ tổ viên khắc phục khó khăn, mỗi tháng THT tiến hành họp 2 lần vào các ngày 15 và 29. Trong các buổi họp, ngoài việc đóng quỹ để xoay vòng cho tổ viên vay mua giống, phân, thuốc, tổ còn thông tin về tình hình nuôi cua, tôm của các thành viên. 

Trong buổi họp, các tổ viên sẽ báo cáo quá trình phát triển cua, tôm nuôi của mình. Từ đó, nếu cua, tôm của hộ nào có vấn đề thì THT sẽ cử nhóm kỹ thuật xuống khảo sát và bàn bạc tìm giải pháp khắc phục. Ngoài việc hỗ trợ vốn để tổ viên mua con giống, THT còn có một tổ phó phụ trách việc tìm mua giống tốt cho tổ viên.

Là tổ phó chịu trách nhiệm khâu chọn giống cho tổ viên, ông Mai Văn Màng tâm sự, khi tổ viên có nhu cầu mua giống, đích thân ông sẽ tìm đến những trại giống có uy tín để chọn mẫu, khảo sát giá cho anh em. 

Sau khi đã có con giống tốt, bộ phận kỹ thuật sẽ hướng dẫn tổ viên tiến hành vèo, chăm sóc và cho ăn để tỷ lệ cua thả đạt cao nhất.

Đồng thời, THT còn cử đại diện tổ viên giao kèo với các trại giống sau 5 ngày bắt giống mới thanh toán tiền, nếu giống không đạt theo yêu cầu thì chỉ trả 50% tiền vốn, để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại.

“Một điều thuận lợi là trong 12 tổ viên của THT có 7 đảng viên chính thức nên mọi quy định, điều lệ của tổ đặt ra đều được những đảng viên gương mẫu, tiên phong thực hiện trước. Đó là một trong những nguyên nhân góp phần vào thành công của THT”, ông Phối chia sẻ.

Được biết, hiện nay THT còn tiến hành thử nghiệm nhiều loại cây trồng trên bờ bao vuông tôm. Loại cây trồng nào cho giá trị kinh tế, phù hợp với thổ nhưỡng sẽ tiến hành nhân rộng trong tổ viên.

 

Hướng tới làm giàu

Hiện nay, chỉ tính thu nhập từ con cua thả nuôi trên diện tích 1 ha đã mang về cho tổ viên từ 80-100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, do giống được thả gối đầu nên hầu như tháng nào tổ viên cũng có cua bán. Những lúc vào con nước, một lái (đi bằng xe máy) chỉ có thể mua cua của 2 hộ là đã đầy xe. 

Những lúc cua tới lứa chỉ cần rút cống một người ngồi vớt là bảo đảm 2 người trói không kịp. Từ đó, đời sống của các tổ viên nâng lên đáng kể. Khi mới thành lập, THT có 3 tổ viên đời sống vô cùng khó khăn, nhưng đến nay họ đã có của ăn, của để như mọi người.

Ông Mai Văn Thọ là một trong những hộ khó khăn ban đầu, nhớ lại: “Do gia đình chỉ có 7.000 m2 đất nên nuôi tôm không hiệu quả. Hồi ấy (trước năm 2009), mỗi con nước chỉ xổ được vài con tôm, lúc đó tự nghĩ thầm, nếu cứ đà này chỉ có con đường chết đói mà thôi. 

Thế nhưng, với 600.000 đồng hỗ trợ mua cua giống cùng với sự giúp đỡ về kỹ thuật của THT, đợt nuôi cua đầu tiên thành công đã mở ra hướng đi mới cho gia đình. Nhiều đợt tiếp sau cũng mang lại hiệu quả, không chỉ giúp cuộc sống gia đình được cải thiện mà còn đủ điều kiện để con trai ông đi học nghề. Giờ đây, chỉ riêng tiền nuôi cua cũng mang về cho gia đình mỗi năm trên 60 triệu đồng”.

Không riêng gì ông Thọ, ông Màng cũng là một trong những trường hợp vượt khó. Ông Màng cho biết: “Đã qua rồi cái thời khốn khó, giờ đây 7.000 m2 đất nuôi cua, tôm kết hợp tôi có thu nhập từ 120 - 130 triệu đồng/năm”.

Đời sống của bà con phát triển, con em có điều kiện học hành nhiều, người dân càng tích cực góp phần xây dựng quê hương. Điển hình như ông Nguyễn Văn Diện, chính con cua đã giúp ông mua được miếng đất trên 270 triệu đồng. 

Đời sống phát triển, tạo điều kiện cho ông đóng góp công sức, vật chất cho sự phát triển của địa phương bằng cách hiến đất xây trường học cho con em.

Con cua Cà Mau hiện nay không chỉ nổi tiếng trong cả nước mà còn có mặt trên thị trường quốc tế. Việc phát triển nuôi cua thương phẩm bổ sung nguồn thu từ con tôm đang được tỉnh đặc biệt quan tâm. Tổ chức sản xuất với mô hình kinh tế tập thể như THT 2/9 sẽ góp phần phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên, cơ cấu lao động nông thôn, nhất là đẩy mạnh công tác giảm nghèo của địa phương.

Tuyết Trầm 
Theo Báo Cà Mau
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Hôm nay61,296
  • Tháng hiện tại720,623
  • Tổng lượt truy cập93,098,287
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây