Học tập đạo đức HCM

Trại trăn kiểng “độc” nhất miền Tây

Thứ năm - 02/02/2017 09:37
May mắn sở hữu cặp trăn đất đột biến gen, anh Nguyễn Văn Thi (ngụ phường 8, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau), đã từng bước lai tạo thành công nhiều giống trăn có sắc màu kỳ lạ, từ đó gầy dựng hẳn một trang trại trăn kiểng “độc” nhất miền Tây.

Hơn 10 năm trước, anh Thi được cha cho một cặp trăn đất để nuôi chơi, sau đó từ cặp trăn này sinh ra những con trăn có màu sắc rất lạ, là loại trăn vàng lai. “Lúc ấy tôi rất thích thú, nếu đem bán những con trăn đột biến này thì cũng được kha khá tiền, nhưng tôi quyết định giữ lại để tiếp tục lai tạo. Dần dần số lượng trăn đột biến ngày một tăng lên, có những đợt phối tạo được những con trăn có màu sắc rất lạ, khiến mình phải ngỡ ngàng” – anh Thi kể.

 trai tran kieng “doc” nhat mien tay hinh anh 1

Anh Thi với con trăn đột biến màu vàng lai.  Ảnh: Chúc Ly

Kể từ đó, anh Thi chuyên chú vào công việc lai tạo các loại trăn đột biến gen, có màu sắc khác lạ. Từ giống trăn vàng lai may mắn có được đó, anh mày mò, tìm hiểu và biết được rằng tất cả đều xuất phát từ trăn đất thông thường, qua quá trình phối giống mới vô tình tạo ra các con trăn đột biến gen.

Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại trăn có đến gần 100 con trăn bố mẹ và trăn kiểng, anh Thi bộc bạch: “Các con trăn kiểng sau khi lai tạo được thường phải tìm mối bán trong thời gian ngắn, nên trong chuồng ít khi trữ lại quá nhiều con. Trăn đột biến gen có sức sống kém, rất dễ hao hụt. Trăn kiểng bán đi thường có trọng lượng trung bình 100-400g”.

 trai tran kieng “doc” nhat mien tay hinh anh 2

Những con trăn đột biến còn nhỏ . Ảnh: Chúc Ly

Cũng theo anh Thi, do tỷ lệ hao hụt rất lớn nên quá trình chăm sóc trăn kiểng phải hết sức tỉ mỉ. Trước hết phải nuôi đúng kỹ thuật, cho ăn thức ăn sạch, tuyệt đối không cho ăn thức ăn đông lạnh, đồng thời phải bổ sung thuốc tiêu hóa cho trăn. Mùa lạnh phải chú ý che chắn và chong đèn sưởi ấm cho trăn, đặc biệt chú ý theo dõi bệnh phổi...

Trăn đột biến là loại vật nuôi làm cảnh, giá cả không phụ thuộc vào trọng lượng và cũng rất vô chừng, có thể coi là “vô giá” khi nó phụ thuộc vào sở thích và màu sắc của con trăn. Thông thường đối với loại trăn bạch sẽ có giá từ 2-3 triệu đồng/con, còn những con đột biến có màu sắc lạ hoặc cùng có nhiều màu thì giá từ 10-20 triệu đồng/con.

Gần chục năm trở lại đây, phong trào chơi trăn kiểng phát triển mạnh trong giới trẻ, đặc biệt là những người có kinh tế ổn định. Nhờ đó, nhiều người may mắn hốt bạc nhờ sở hữu những con trăn đột biến gen. So với loại bình thường có giá từ 200.000-300.000 đồng/kg, trăn đột biến gen có giá cao gấp hàng chục lần, dao động từ 2-3 triệu đồng/con, có khi lên đến vài chục triệu đồng/con.

Anh Thi hiện sở hữu khoảng 40 con trăn giống chuyên dùng để lai tạo trăn đột biến. Theo anh Thi, để cho “ra lò” những con trăn đột biến tốt, khỏe có giá trị cao cần phải có nhiều năm kinh nghiệm và kèm theo một chút may mắn. Trung bình mỗi năm anh bán ra thị trường từ 1.000-2.000 con trăn các loại, trong đó đa số là trăn đất và vàng lai, chỉ có khoảng 20% là loại trăn bạch và có khoảng 500 con thuộc dạng đột biến đặc biệt - có màu sắc thuộc dạng hiếm, lạ, giá bán hàng chục triệu đồng/con.  

 trai tran kieng “doc” nhat mien tay hinh anh 3

Một số con trăn kiểng được lai tạo từ trại của anh Thi 

 

trai tran kieng “doc” nhat mien tay hinh anh 4

 Một con trăn kiểng bạch bông, hoa văn đẹp mắt đang thịnh hành hiện nay

 

trai tran kieng “doc” nhat mien tay hinh anh 5

Cận cảnh một con trăn bạch đang ấp trứng 

 

trai tran kieng “doc” nhat mien tay hinh anh 6

Một con trăn vàng lai lớn, có màu sắc bắt mắt

 

trai tran kieng “doc” nhat mien tay hinh anh 7

Một con trăn kiểng Caramel trị giá gần 20 triệu đồng

Tác giả bài viết: Chúc Ly

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập404
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại843,729
  • Tổng lượt truy cập93,221,393
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây