Học tập đạo đức HCM

Nuôi gà cổ cả làng thu tiền tỷ, bán trứng gà đua nhau tậu Camry

Thứ bảy - 28/01/2017 10:36
Gà tiến vua, gà truyền thuyết, gà sách đỏ hay như gà siêu trứng… đang giúp cho người dân một số làng đổi đời, thoát cảnh nghèo đói, trở thành tỷ phú, xây nhà lầu, sắm xe hơi.


Bản gà Chín cựa truyền thuyết trong rừng

Gà Chín cựa - loại gà trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh xuất hiện trên thị trường mấy năm gần, tạo nên cơn sốt vào mỗi dịp Tết đến xuân về.

Xã Xuân Sơn (huyện Tân Sơn, Phú Thọ), Xuân Sơn là vương quốc gà Chín cựa, được người dân nuôi bao nhiêu đời nay. Nhưng chỉ khoảng hơn chục năm trở lại đây, khi đường được mở vào tới tận bản thì con gà Chín cựa mới được nhiều người biết tới. Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, gà Chín cựa lại được các đại gia, thương lái từ khắp nơi tìm mua để làm quà biếu Tết.


Gà chín cựa cực kỳ quý hiếm

Nói là gà gà chín cựa nhưng thực chất là gà có nhiều cựa. Loại phổ biến có 6-8 cựa, ít có loại 9 cựa. Hiện giá gà Chín cựa bán trên thị trường ở mức 300.000 đồng/kg đối với loại từ 6-8 cựa, riêng với loại 9 cựa giá lên đến 30-40 triệu đồng/con, song loại gà đủ bộ 9 cựa hiện siêu hiếm, rất khó để tìm mua.

Do nắm bắt được nhu cầu của thị trường, ở xã Xuân Sơn gần như 100% hộ dân đều nuôi gà Chín cựa. Cứ nhà ít nuôi vài chục con, nhà nhiều nuôi vài trăm con. Theo đó, đàn gà cung cấp ra thị trường lên đến hàng vài ngàn con gà, giúp người dân nơi đây thoát cảnh nghèo đói, nhiều nhà chỉ nhờ nuôi gà Chín cựa còn trở thành triệu phú.

Hồi sinh gà Đông Tảo, cả làng thu tiền tỷ

Gà Đông Tảo có xuất xứ từ làng Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên). Con gà Đông Đảo được hồi sinh trở lại vào mấy năm trở lại đây, tạo nên cơn sốt, trở thành loại gà được giới nhà giàu săn mua trong các dịp lễ Tết dù giá của một số con gà Đông Tảo có thể bằng cả lượng vàng ròng.

Gà Đông Tảo có thân hình uy dũng với thân hình lực lưỡng, đôi chân to lớn như chân voi, da gà dày, mào đỏ rực, thịt ăn cực kỳ thơm ngon. Ở thời phong kiến, loại gà đặc sản này chỉ có vua chúa mới được thưởng thức.


Gà Đông Tảo nổi tiếng được nhiều người biết đến và lùng mua

Do đặc tính khó ấp, khó nuôi nên số lượng gà Đông Tảo thuần chủng càng ngày càng ít đi. Và cho đến 5-6 năm gần đây, khi trào lưu biếu tặng gà Đông Tảo nổi lên, người dân nhận thấy được hiệu quả kinh tế của giống gà này thì đàn gà Đông Tảo ở địa phương mới được nhân lên với số lượng lớn.

Hiện nay, cơn sốt gà Đông Tảo đã giảm dần vì nguồn cung dồi dào do nhiều địa phương cũng tham gia nuôi con gà tiến vua này. Tuy nhiên, giá gà Đông Tảo vẫn ở mức 250.000-500.000 đồng/kg đối với gà thương phẩm, gà Đông Tảo thuần giá tầm 5-15 triệu/con. Riêng với những con gà thuần chủng, dáng đẹp giá còn lên tới 50-60 triệu đồng/con.

Giá trị kinh tế cao nên con gà Đông Tảo trở thành con vật nuôi phổ biến trong hầu hết các gia đình tại xã Đông Tảo. Nhiều người dân giàu lên, “đổi đời”, thậm chí có không ít hộ gia đình còn thu được tiền tỷ từ việc chăn nuôi và cung cấp giống gà Đông Tảo.

Cả xã đi nuôi gà sách đỏ

Loại gà Móng cổ thuần chủng có tên trong sách đỏ cũng giúp người dân xã Tiên Phong (Duy Tiên, Hà Nam) có được cuộc sống khấm khá và nhiều gia đình trở lên giàu có khi nuôi với số lượng lớn.

Ông Trần Quốc Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Phong từng chia sẻ, xã Tiên Phong là địa phương duy nhất nuôi được giống gà Móng cổ mà vẫn giữ được chất lượng thịt thơm ngon đúng chuẩn. Theo ông, giống gà này đã có ở đây từ xa xưa. Đến năm 2003, trong một lần khảo sát thực trạng nuôi gà ở xã, một cán bộ Sở NN-PTNT tỉnh Hà Nam đã phát hiện ra giống gà quý hiếm này và đưa lên Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) để xét nghiệm. Kết quả là gen của giống gà Móng thuộc loại quý hiếm và ngay trong năm đó gà Móng được ghi vào Sách đỏ.


Gà Móng có tên trong sách đỏ được cả xã Tiên Phong nuôi như con vật chính

Tiếng lành đồn xa, những năm gần đây, gà Móng cũng là loại gà được săn mua nhiều nhất với mức giá 180.000-200.000 đồng/kg bởi chất lượng thịt thơm ngon, da giòn. Một hộ nuôi gà Móng có thể lãi vài chục triệu một năm, hộ trang trại lớn nuôi gà Móng thương phẩm, sản xuất giống thì tiền lãi lên đến hàng tỷ đồng.

Cả làng thành tỷ phú, sắm xế hộp nhờ gà Ai Cập

Con gà Ai Cập đẻ trứng được người dân xã Thanh Vân (Tam Dương, Vĩnh Phúc) chọn làm con vật nuôi chính trong suốt thập kỷ qua. Gà Ai Cập đẻ trứng ít bệnh, trứng gà dễ bán, trong khi đó, gà đẻ lúc phá đàn cũng được thị trường chuộng mua.

Đó là lý do chính khiến 100% các hộ chăn nuôi gà ở Tam Dương đều chọn nuôi con gà Ai Cập đẻ trứng. Theo đó, hộ nuôi ít có 4.000-6.000 con, hộ nuôi nhiều lên đến 20.000-30.000 con, thậm chí có hộ mở trang trại lớn còn nuôi đến 50.000 con gà Ai Cập đẻ trứng.


Gà Ai Cập giúp người dân xã Thanh Vân đổi đời

Ông Bùi Quốc Việt, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Thanh Vân cho biết, toàn xã Thanh Vân có 108 hộ nuôi gà Ai Cập đẻ trứng, trong đó, tập trung nuôi nhiều nhất ở Hợp tác xã Chăn nuôi công nghệ cao Thanh Vân.

“Những hộ có điều kiện về vốn, đất đai, quản lý chăm sóc tốt, gặp được giá cao trong những năm vừa qua thu được tiền tỷ, sắm ôtô riêng để tiện bề làm ăn, giao dịch với khách hàng”, ông Việt nói.

Thực tế, các hộ dân chăn nuôi ở xã Thanh Vân cũng thừa nhận, mấy năm gần đây, giá trứng gà Ai Câp thường ở mức cao nên các hộ chăn nuôi gà thường thu lãi cả tỷ đồng/năm, còn hộ nuôi nhiều thu lãi vài tỷ. Nhờ con gà Ai Cập mà họ đổi đời, thành tỷ phú, xây được nhà lầu, mua được xe sang tiền tỷ như Camry.

Gà ri cổ giúp dân Lạc Thủy làm giàu

Mấy năm gần đây, con gà ri cổ thuần chủng ở Lạc Thủy (Hòa Bình) đã thực sự chiếm được thị trường truyền thống của mình khi nhu cầu ăn sạch, ăn ngon được trở thành xu thế trong xã hội hiện đại.

Thế nên, người dân ở Lạc Thủy mấy năm gần đây đã tích cực mở rộng đàn gà để tăng nguồn cung ra thị trường. Ngoài những trang trại nuôi gà thịt, một số trang trại còn đi theo hướng phát triển con gà ri giống để cung cấp con giống cho các vùng miền khác có nhu cầu nuôi.


Thịt gà ri được nhiều người ưa chuộng vì thịt sạch và thơm ngon

Theo lãnh đạo huyện Lạc Thủy, đàn gà ri ở tỉnh đã lên đến trên 500 ngàn con. Nhiều hộ nuôi gà ở Lạc Thủy biết tận dụng vườn đồi phát triển đàn gà ri với số lượng 4.000-5.000 con nuôi đẻ trứng và bán thịt.

Những hộ nuôi với số lượng lớn như vậy sau khi trừ hết các loại chi phí, mỗi năm có thể thu lãi vài trăm triệu đồng. Hộ nuôi ít hơn cũng thoát được cảnh nghèo đói, có cuộc sống ấm no nhờ con gà ri.

Theo Bảo Phương/Vietnamnet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Hôm nay62,864
  • Tháng hiện tại893,591
  • Tổng lượt truy cập92,067,320
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây