Học tập đạo đức HCM

Những tỷ phú làm giàu từ khoai lang ở Tuy Đức

Thứ hai - 23/01/2017 08:41
Cây khoai lang ngày càng bao phủ rộng khắp, trở thành cây kinh tế làm giàu không thua kém các loại cây công nghiệp khác.

Từ một cây chống đói, khoai lang đã được nông dân ở huyện biên giới Tuy Đức, tỉnh Đắc Nông biến thành sản phẩm hàng hoá nổi tiếng, được xuất khẩu đi nhiều thị trường khó tính. Ở vùng biên giới này, cây khoai lang ngày càng bao phủ rộng khắp, trở thành cây trồng để làm giàu không thua kém các loại cây công nghiệp khác.

Anh Đào Ngọc Khoa, ở thôn 2, xã Quảng Tâm là người trồng cây khoai lang ngay từ những năm 2004-2005, khi loại cây này mới được phát triển tại địa phương. Kể từ đó, cứ mỗi mùa thu hoạch, anh lại bỏ túi vài trăm triệu đồng. Hiện nay anh Khoa là một trong số ít những người trồng khoai đạt năng suất và sản lượng cao nhất của huyện với 25 tấn/ha.

 

nhung ty phu lam giau tu khoai lang o tuy duc hinh 1
Cây khoai lang đang mang lại nguồn thu lớn cho người dân huyện Tuy Đức.
(Ảnh: Internet)
Anh Khoa khẳng định, khoai lang Tuy Đức có chất lượng và ngoại hình đẹp hơn hẳn khoai lang ở các vùng khác, nên luôn trong danh sách ưu tiên thu mua của các doanh nghiệp. Bởi thế, dù giá thị trường có lúc tăng, lúc giảm; thu hoạch có khi trúng mùa, khi mất mùa, nhưng người dân vẫn luôn có lãi.

 

“Đầu ra của khoai lang đã dần ổn định. Những năm trước muốn bán khoai phải đợi thương lái từ bên Lâm Đồng sang, có khi phải 20 ngày người ta mới chuyển tiền. Hiện tại đã có thêm nhiều đại lý thu mua, nếu không bán được chỗ này sẽ bán chỗ khác”, anh Khoa cho biết.

So với anh Đào Ngọc Khoa, anh Hoàng Văn Hiệp, ở thôn 1 xã Quảng Tâm cũng làm khoai lang nhưng năng suất đạt thấp hơn. Tuy nhiên, nhờ có đến 6 ha trồng khoai nên không năm nào anh Khoa thu được dưới 50 tấn. Trừ chi phí đầu tư, gia đình cũng lời vài trăm triệu đồng/năm.

Thấy nhu cầu dây khoai giống tăng cao, anh Hiệp dành riêng 1 ha để trồng khoai lang giống, sau đó mạnh dạn làm đầu mối thu mua khoai lang tại vườn cho bà con, rồi tổ chức phân loại để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Singapore.

“Những củ loại 1 sẽ được xuất khẩu đi Singapo, khoai loại 2 xuất đi Nhật hoặc để làm hàng sấy. Các thị trường nhập khẩu chú trọng khoai lang có trọng lượng vừa phải đồng đều, bóng đẹp và không nhất thiết phải quá to”, anh Hiệp cho biết.

Ông Đoàn Lê Anh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tuy Đức cho biết, đến nay, toàn huyện đã có trên 2.200 ha trồng khoai lang, thuộc địa bàn 3 xã Đắk Buk So, Quảng Tâm, Quảng Trực (huyện Tuy Đức). Đã có không ít người nhờ trồng khoai lang, thu mua, sơ chế khoai mà trở thành tỷ phú. Thương hiệu khoai lang Tuy Đức cũng đang được xây dựng, để mang lại giá trị kinh tế bền vững cho nông dân.

“Huyện đã xây dựng được thương hiệu khoai Tuy Đức nên hiện có rất nhiều công ty từ Đức Trọng, Lâm Đồng thu mua chế biến để xuất khẩu sang các nước, đặc biệt là Nhật. Trên địa bàn huyện cũng đã có 2 cơ sở chế biến khoai thô, đóng gói để xuất đi Đài Loan và Nhật Bản. Ngoài những điểm thu mua chính còn rất nhiều thương lái nhỏ đến tận vườn thu mua, đầu ra của sản phẩm tương đối tốt”, ông Anh cho biết.

Từ ngày đưa giống cây khoai lang về, đời sống, kinh tế của người dân huyện biên giới Tuy Đức đi lên thấy rõ. Những ngôi nhà cao tầng ở đây mọc lên ngày càng nhiều. Trên đường huyện, đường thôn, mỗi năm lại thêm những chiếc xe hơi sang trọng rong ruổi, mà chủ xe là chính những nông dân khoai lang. Hàng ngày, từng đoàn xe tải lớn vẫn ra vào tấp nập thu mua, không kém gì những vùng kinh tế phát triển./.

Theo Hoàng Qui/vov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập275
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại271,943
  • Tổng lượt truy cập92,649,607
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây