Học tập đạo đức HCM

Trang trại nuôi con đặc sản của triệu phú người Mường

Chủ nhật - 20/11/2016 09:35
Nằm biệt lập ở vùng núi rừng, trang trại của anh Đinh Văn Lâm, dân tộc Mường, ở thôn Sấm 2, xã Cúc Phương, huyện Nho Quan (Ninh Bình) nuôi những con đặc sản như hươu, lợn rừng, dê, nhím, dúi, ong rừng… Kèm với đó, anh Lâm còn trồng, bảo vệ 1 rừng cây lâm nghiệp-môi trường tự nhiên để nuôi con đặc sản.

ái duyên chăn nuôi đến với anh Lâm khi tham gia lớp đào tạo nghề nuôi dê do Hội ND huyện Nho Quan tổ chức năm 2005. Tập huấn xong, anh lại được tiếp cận nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân với mức vay 30 triệu đồng. “Có kỹ thuật, được tiếp vốn, sẵn có diện tích 12ha đất rừng của gia đình, tôi quy hoạch để làm trang trại…” - anh Lâm chia sẻ.

 trang trai nuoi con dac san cua trieu phu nguoi muong hinh anh 1

Anh Đinh Văn Lâm kiểm tra tổ ong làm mật.   Ảnh: L.B

Muốn cho vật nuôi có không gian thoáng đãng, tự nhiên để phát triển tốt nhất, anh Lâm đã quây 8ha đất trồng cây lâm nghiệp thành 1 trang trại nuôi con đặc sản. Tại khoảnh rừng này, anh Lâm làm hang, đào hốc cho lợn rừng ở; dựng lán trại cho hươu, và nhiều ô chuồng khác cho đàn dê ở. “Không khí trong lành thoáng mát, gần với tự nhiên nhất nên đàn vật nuôi trong trang trại rất khỏe mạnh, chất lượng thịt thơm ngon, khách hàng ưa chuộng… Nhiều thương lái, nhà hàng biết tiếng tìm vào tận nơi đặt mua con đặc sản, nhưng lượng cung không đủ cầu…” - anh Lâm thổ lộ.

Hiện nay, trong khoảnh rừng lâm nghiệp hơn 12ha, anh Lâm trồng 4ha mía đường; 8ha trồng cây lâm nghiệp và dưới tán rừng anh chăn thả đàn dê 50 con; đàn trâu 5 con; đàn hươu nuôi lấy nhung 5 con; đàn lợn rừng 100 con và 42 đàn ong rừng đã thuần hóa... Bình quân mỗi năm từ nguồn thu các con đặc sản sau khi trừ chi phí đang mang lại cho gia đình anh Lâm khoản lãi ròng 500 triệu đồng.

Ông Đinh Văn Bản - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cúc Phương nhận xét: "Gia đình anh Lâm là 1 trong những gương điển hình sử dụng hiệu quả nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân. Thời gian tới Hội ND xã sẽ tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng mô hình sản xuất và chăn nuôi của anh Lâm để bà con trong xã học hỏi…”.

Tác giả: Lê Bích
Nguồn: Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập237
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm236
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại856,563
  • Tổng lượt truy cập93,234,227
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây