Học tập đạo đức HCM

Triển vọng từ mô hình trồng sa nhân tím

Thứ tư - 06/05/2015 21:21
Vài năm trở lại đây, việc nhân rộng mô hình trồng cây sa nhân tím trên địa bàn xã Sơn Lang (huyện Kbang) đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho việc bảo vệ tài nguyên rừng cũng như nâng cao đời sống cho người dân. Sa nhân tím đã và đang hứa hẹn mở ra tiềm năng và hướng đi mới cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đất giàu truyền thống cách mạng này.

Lợi ích kép nhờ sa nhân tím

Tận dụng tán lá của các loại cây trồng như: Bời lời đỏ, xoan, bạch đàn… hay bóng râm từ những tán rừng tự nhiên, người dân Sơn Lang có thể kiếm được hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ loại thuốc quý ưa sinh sống trong bóng cây râm mát: sa nhân tím.

Sa nhân tím là loại thuốc quý có giá trị kinh tế cao được cán bộ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đưa lên vùng đất Sơn Lang trồng thử nghiệm từ năm 2008. Tại đây, sa nhân tím đã tỏ ra là loại cây vô cùng thích hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu cũng như tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số. Cây sinh trưởng tốt mà không cần phải tốn nhiều thời gian chăm sóc, phân bón, thuốc men... vẫn đem lại nguồn thu ổn định cho người dân. “Từ 3 ha ban đầu, hiện nay trên địa bàn xã đã mở rộng được gần 10 ha sa nhân tím. Mỗi năm cây cho thu hoạch 2 lần và với giá cả ổn định, dao động 28-30 ngàn đồng/kg tươi hay 120-160 ngàn đồng/kg khô, giúp người dân có thêm khoảng thu ổn định trong năm mà không tốn nhiều công sức cũng như vốn đầu tư phân bón, cây giống…”- ông Dương Quốc Điệp-Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Lang, cho biết.

Bởi thế, ngoài thu được một khoản lợi nhuận từ các loại cây trồng chính như bời lời, bạch đàn… người dân còn có thêm được một nguồn thu không nhỏ nữa từ cây sa nhân tím. “Mình trồng xen sa nhân tím trong vườn bời lời đỏ, mỗi năm chỉ tính riêng tiền thu từ sa nhân tím cũng được gần 100 triệu đồng, trong khi vài năm nữa, bời lời đỏ cũng tới kỳ cho thu hoạch, mình có thêm một khoản kha khá nữa. Cùng một diện tích canh tác nhưng mình có thể thu được lợi nhuận kinh tế từ hai loại cây trồng”- anh Đinh Văn Xoay, ở thôn Hà Nừng, xã Sơn Lang, phấn khởi cho biết.

Ngoài lợi ích kép về mặt kinh tế, theo các nhà nguyên cứu, việc tận dụng trồng sa nhân tím xen giữa các cây hoặc trồng dưới tán rừng còn giải quyết được tình trạng rửa trôi và xói mòn đất, tạo nên thảm thực vật đa dạng, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng.

Xóa nghèo và làm giàu cho đồng bào dân tộc thiểu số

Gia đình anh Đinh Văn Xoay là một trong những hộ đầu tiên mạnh dạn trồng cây sa nhân tím trên địa bàn xã Sơn Lang. Cây sa nhân tím cho thu hoạch ổn định chỉ sau 3 năm trồng. Nhờ loại cây này, kinh tế gia đình anh trong nhiều năm nay đã được cải thiện không nhỏ. “Gia đình tôi thu về không dưới 100 triệu đồng mỗi năm mà không phải tốn thời gian chăm sóc, phân bón, nước tưới… nhờ loại cây này. Sắp tới, tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng thêm diện tích trồng cây sa nhân tím và có thể sẽ gắn bó lâu dài với loại cây này”- anh Xoay, chia sẻ.

Tương tự hộ anh Xoay, gia đình anh Đinh Văn Hdăn, cùng trú tại thôn Hà Nừng, xã Sơn Lang cũng trồng 1 ha sa nhân tím dưới tán cây bời lời từ năm 2008, mỗi năm đem về nguồn thu khoảng 70 triệu đồng. “Trước mình từng trồng 5 sào sa nhân từ năm 2002 nhưng chỉ là sa nhân thường, mỗi năm cũng chỉ thu được chừng 40 triệu đồng. Tính ra, ở đất Sơn Lang, cây sa nhân tím còn đem lại hiệu quả cao hơn cả cà phê”-anh Hdăn, vui vẻ cho biết. Vừa kể, anh vừa chỉ cho chúng tôi xem tấm ảnh cô con gái lớn của mình đang học tại Đại học Huế với ánh mắt đầy tự hào. Anh bảo, cũng chính nhờ khoảng thu ổn định từ cây sa nhân tím đã giúp anh có điều kiện lo cho các con được ăn học đầy đủ, nhà cửa cũng có thêm phần khang trang hơn.

Mô hình trồng cây sa nhân đã đem lại nhiều khởi sắc cho bà con người Bahnar ở Sơn Lang. Không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế, việc phát triển loại cây này còn góp phần giữ gìn nguồn tài nguyên rừng. Những vườn sa nhân tím đã và đang là niềm hy vọng, chắp bước cho những đôi chân đang từng bước vươn lên thoát nghèo.

Nguồn: http://www.baogialai.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm140
  • Hôm nay88,436
  • Tháng hiện tại824,546
  • Tổng lượt truy cập93,202,210
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây