Học tập đạo đức HCM

Xây nhà bạc tỷ nuôi chim yến

Chủ nhật - 03/05/2015 21:36
Nhiều hộ dân Quảng Ngãi mạnh dạn đầu tư tiền tỷ xây nhà nuôi chim yến với hy vọng đổi đời từ "vàng trắng".

Sau thời gian tìm hiểu, anh Nguyễn Văn Quý (La Hà, Tư Nghĩa) cùng nhóm bạn bè từ Quảng Ngãi đi tham quan mô hình nhà nuôi yến ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa. Trở về quê, anh Quý bàn bạc với vợ đầu tư gần 1,2 tỷ đồng, xây công trình và nhập gỗ chuyên dụng từ Maylaysia về làm nhà nuôi chim yến.

Căn nhà bốn tầng được xây dựng bề thế trong khu vườn rộng 300m2, trong đó anh bố trí ba tầng nuôi và tầng trên cùng cho chim yến tập bay. Sau nhiều tháng cài đặt thiết bị, phát âm thanh qua loa, từng đàn kéo về nhà yến nơi đây làm tổ. Vợ chồng anh chưa kịp mừng vui thì yến chết đột ngột và lần lượt rời mái ấm bay đi.

"Suốt nhiều ngày tìm hiểu, tôi mới phát hiện Cú Lợn đã chui qua lổ trống lớn quậy phá và ăn thịt chim yến. Nghĩ đầu tư nhà nuôi tiền tỷ mà giờ chim yến không ở thì xem như mất trắng nên hai vợ chồng lo lắm", anh Quý kể.

Trong lúc vợ chồng loay hoay không biết xoay sở thế nào với nhà nuôi trống hoác thì bất ngờ đàn chim yến quay trở lại. Ban đầu một cặp rồi tăng dần số lượng đến nay khoảng 3.000 con về nơi đây làm tổ. "Năm ngoái, gia đình thu hoạch khoảng 10 kg tổ yến, doanh thu hơn 250 triệu đồng. Năm nay, hy vọng thu đạt cao, chi tiêu gia đình thoải mái hơn ", ông chủ trẻ cho hay.

Theo nhiều gia đình nuôi yến thành công, thiết kế xây nhà nuôi chim yến phù hợp cho từng vùng miền, đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau. Áp dụng các giải pháp kỹ thuật nuôi chim yến với trang thiết bị tối ưu, tiết kiệm chi phí. Vị trí xây nhà yến phải đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm, ánh sáng, hướng nhà và hướng lổ chim bay ra vào, tính toán phù hợp vòng đảo lượn trong nhà, hệ thống giá tổ, tạo ẩm và thông gió. Lắp đặt camera quan sát nhằm phát hiện kịp thời các thiên địch gây hại cho loài chim yến.

Thống kê các địa phương, ở Quảng Ngãi hiện có ít nhất 150 nhà nuôi chim yến, trong đó nhiều hộ gia đình đầu tư nhà tầng (tầng trệt ở sinh hoạt, hai hoặc ba tầng trên dùng để nuôi chim yến). Gia đình nào nuôi yến thành công có thể doanh thu đạt từ 200 đến 400 triệu đồng một năm.

Ông Lê Văn San (ngụ phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi) cho hay, nghề nuôi chim yến đôi khi cũng lệ thuộc vào sự may, rủi. Nhiều gia đình khá giả ở thành phố này đầu tư nhà yến bài bản từ 1,5 đến 2 tỷ đồng nhưng nhiều năm dài mà loài chim này vẫn chưa về. Tuy nhiên một khi chim yến đã về nhà ai thì chúng gắn bó "thủy chung" ở mái ấm nhà ấy. " Không chỉ mang lại thu nhập cao với 25 triệu đồng mỗi kg bán tại nhà, tổ chim yến còn giúp cho các thành viên gia đình cải thiện sức khỏe", ông San nói.

Các chuyên gia ước tính, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 10.000 ngôi nhà yến với sản lượng yến sào xuất khẩu khoảng 200 tấn thành phẩm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD mỗi năm. Điều kiện khí hậu, thời tiết lý tưởng cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Tuy nhiên, hiện nghề này đang phát triển tự phát, chưa có quy hoạch cụ thể. Do vậy cần định hướng phát triển nghề nuôi chim yến trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, tránh các hiện tượng xây nhà yến tự phát gây ảnh hưởng môi trường sinh thái.

24-4-Anh-2-Nghe-nuoi-chim-yen-1567-14298
Sơ chế tổ yến, bán sản phẩm tại nhà ở Quảng Ngãi.Ảnh: Trí Tín.

Ông Lê Hữu Hoàng - Tổng giám đốc Cty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa - nhận định, nghề nuôi chim yến trong nhà ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, dự báo tăng theo cấp số nhân.

Trước tình hình này, ông Hoàng đề xuất, cần quy hoạch theo hướng bền vững, phù hợp với quy hoạch đô thị và sự đảm bảo môi trường. Sớm lập Hiệp hội Yến sào Việt Nam nhằm tập hợp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến chim yến và sản phẩm yến sào. Hiệp hội có vai trò đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho các hội viên, xúc tiến thương mại nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm yến sào...mang lại thu nhập cao cho người nuôi./.

 

(Nguồn tin:VnExpress)  
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập475
  • Hôm nay97,581
  • Tháng hiện tại833,691
  • Tổng lượt truy cập93,211,355
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây