Học tập đạo đức HCM

Trồng mướp, thu 20 triệu đồng/360m2/6 tháng

Chủ nhật - 15/06/2014 09:00
Khoảng 5 năm trở lại đây, nông dân ở một số xã như: Kim Nỗ, Vân Trì, Nam Hồng, Tiên Dương… (Đông Anh - Hà Nội) đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất trên diện tích đất lúa, trong đó có mướp.

Đi đầu trong phong trào trồng mướp trên đất lúa là một số hộ dân ở xã Tiên Dương. Bà con đã đầu tư tiền mua nứa, thanh tre chẻ nhỏ hay dây thép để bắc giàn trên luống cho mướp leo. Vụ mướp kéo dài từ tháng Chạp năm trước tới tháng 6 âm lịch năm sau, cho thu nhập trên 20 triệu đồng/sào. 

Theo anh Nguyễn Văn Thà, một trong những người trồng mướp ngoài đồng đầu tiên ở Tiên Dương, trồng mướp không tốn nhiều công sức, vốn đầu tư; mỗi sào (360m2) chỉ mất khoảng 3 - 5 triệu đồng mua nguyên vật liệu làm giàn, có thể sử dụng được nhiều vụ.

Tiếng lành đồn xa, việc trồng mướp trên đất lúa cho thu nhập cao ở Tiên Dương đã được nông dân các xã lân cận học hỏi và làm theo. Bà Lê Thị Hà, ở xóm 2 Bắc, xã Kim Nỗ, người đưa vào trồng 3 sào mướp từ năm 2010, cho biết: “Một lần vào Tiên Dương, thấy bà con kể trồng mướp vừa dễ, vừa có thu nhập cao nên tôi học hỏi và làm thử. Vụ thứ nhất xuống giống trên diện tích 1 sào, trừ chi phí mua vật liệu làm giàn, hạt giống, phân bón, tôi thu lãi khoảng 20 triệu đồng. Với thời gian khoảng 6 tháng mà cho thu nhập ngần ấy thì cấy lúa sao mà sánh kịp…”. 

Qua tiếp xúc với bà Hà, chúng tôi được biết, bà đã mở rộng diện tích trồng mướp lên 3 sào từ năm 2011, và từ đó đến nay năm nào nhà bà cũng có thu nhập khoảng 70 triệu đồng từ mướp. Hàng xóm nhà bà Hà, nhiều người cũng trồng mướp và đều thành công.

Người trồng mướp hầu như không phun thuốc bảo vệ thực vật, vì vậy loài “rau” này được coi là sạch nên khá đắt hàng. Hiện, mướp bán buôn tại vườn dao động từ 12.000-14.000 đồng/kg. Vào chính vụ, 1 sào có thể thu hái từ 20-25kg quả/lứa, cứ cách 2-3 ngày lại hái thêm một lứa…

Lê Kết
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập354
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,558
  • Tổng lượt truy cập90,261,951
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây