Học tập đạo đức HCM

Trồng sắn ven ruộng lúa

Thứ hai - 06/10/2014 00:19
Sắn KM 140 và SM 937-26 sẽ trồng được vùng đất thấp, ven chân ruộng, đất bìa, bãi, thuận lợi cho nông dân thu hoạch sớm, tránh lũ.
 
Trồng sắn ven ruộng lúa
Sắn KM 140 và SM 937-26 là bước đột phá mới trong SXNN ở Cam Lộ


Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức hội nghị khảo nghiệm mô hình trồng 8 ha sắn giống ngắn ngày KM 140 và SM 937-26 ở đất thấp ven chân ruộng và chuyển giao tiến bộ KHKT thâm canh sắn cho nông dân.

Giống sắn đối chứng là KM 94. Kết quả giống sắn KM 140 và SM 937-26 rất thích hợp với khí hậu, thỗ nhưỡng nơi đây.

Thích hợp, năng suất

Phòng NN-PTNT huyện Cam Lộ cho biết, giống sắn KM 140 do Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc lai tạo và giới thiệu. Sau khi trồng từ 7 - 9 tháng đã cho thu hoạch, sớm hơn giống sắn KM 94 từ 1 - 3 tháng. Năng suất củ tươi 34 tấn/ha, năng suất bột 9,45 tấn/ha, cao hơn so với giống KM 94. Hàm lượng tinh bột từ 26,1 - 28,5%.

Nhược điểm là thời gian giữ bột ngắn hơn so với giống sắn KM94, nếu thu hoạch muộn hơn 10 tháng sau trồng thì hàm lượng tinh bột thấp. KM 140 là giống sắn cao sản nên thích hợp với điều kiện thâm canh, hiện đã được trồng ở TT-Huế, Quảng Bình, Nghệ An...

Giống SM 937-26 cũng do trung tâm trên tuyển chọn, được Bộ NN-PTNT công nhận SX từ năm 1996. Theo lý thuyết, năng suất củ tươi trung bình đạt 34 tấn/ha, hàm lượng tinh bột đạt 27 - 30%, năng suất tinh bột đạt 9,72 tấn/ha, thời gian thu hoạch thích hợp từ 9 - 11 tháng.

Qua khảo nghiệm ở đất ven ruộng lúa tại xã Cam Hiếu và Cam Thành cho thấy các giống sắn này đều thích hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng của Cam Lộ. Sắn chịu được hạn, năng suất cao, hàm lượng tinh bột sau 225 ngày đạt khá cao.

Giống SM 937-26 có hàm lượng tinh bột cao hơn đối chứng 13,7%. Giống KM 140 hàm lượng tinh bột cao hơn đối chứng 10,7%. Tại xã Cam Hiếu, giống sắn SM 937-26 cho năng suất đến 51 tấn/ha, cao hơn đối chứng gần 7 tạ/ha. Giống KM 140 tại xã Cam Hiếu đạt gần 40 tấn/ha, chữ bột cao hơn đối chứng 10,7%.

“4 nhà” bắt tay

Ông Hoàng Văn Tuyến ở xã Cam Thành mãn nguyện cho biết, bây giờ NM thu mua đến 1.780 đồng/kg sắn tươi, bà con chúng tôi rất mừng. Đề nghị huyện Cam Lộ sớm cho nhân rộng giống sắn KM 140 và SM 937-26 trên địa bàn.

Bà Nguyễn Thị Tuyết ở xã Cam Hiếu, người trực tiếp trồng thử nghiệm giống sắn KM 140 và SM 937-26 cho biết hai giống sắn này có kết quả năng suất và chất lượng bột rất tốt.

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Chủ tịch xã Cam Thủy giãi bày, rõ ràng giống sắn KM 140 và SM 937-26 có nhiều ưu điểm hơn các giống sắn đã trồng trước đó nên bà con rất muốn được nhân rộng. Ông Phước mong muốn thị trường tiêu thụ sắn ổn định, nông dân chỉ cần bán được giá 1.200 đồng/kg sắn tươi là sống được với loại cây này.

Ông Nguyễn Công Phán, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ cho biết, các thông số khảo nghiệm cho thấy kết quả hai giống sắn ngắn ngày trên rất khả quan về năng suất, hàm lượng bột, giá bán, ưu điểm nữa là cho thu hoạch sớm hơn 2 tháng so với giống KM 94.

Như vậy, sắn KM 140 và SM 937-26 sẽ trồng được vùng đất thấp, ven chân ruộng, đất bìa, bãi, thuận lợi cho nông dân thu hoạch sớm, tránh lũ.

2 giống sắn ngắn ngày trên sẽ bắt đầu nhân rộng tại địa bàn của huyện Cam Lộ trong mùa trồng sắn 2015. Hiện tại, huyện Cam Lộ có diện tích 1.200 ha sắn, năm sau sẽ tăng lên 300 ha nữa. Diện tích này có thêm sẽ được tăng thêm qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các vùng đất ruộng lúa thiếu nước.

Để có kết quả tốt cho việc nhân rộng mô hình trồng sắn ngắn ngày, Cam Lộ đã thực sự vào cuộc với 4 nhà (nhà khoa học, chính quyền, người dân và doanh nghiệp).

Cụ thể, NM Chế biến tinh bột sắn An Thái tại địa bàn hỗ trợ về giống và phân bón để nông dân thực hiện mô hình trồng sắn. Sau khi khảo nghiệm thành công và đưa vào trồng đại trà trên địa bàn huyện, NM sẽ mua giống sắn ngắn ngày tại chỗ hỗ trợ lại cho người trồng.

Điều quan trọng nhất là NM cam kết thu mua sản phẩm sắn tươi cho nông dân theo giá thị trường.

nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập526
  • Hôm nay70,518
  • Tháng hiện tại806,628
  • Tổng lượt truy cập93,184,292
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây