Học tập đạo đức HCM

Vỗ béo cá "trời cho", thu trăm triệu chỉ sau 15 ngày

Thứ hai - 10/09/2018 22:00
Nhiều năm qua, nguồn lợi thủy sản dần cạn kiệt, người dân sống nghề “bà cậu” chật vật kiếm cơm, nhiều hộ dân chuyển nghề nuôi bò, lươn… cải thiện cuộc sống. Năm nay, một nông dân ở An Giang đã thành công với nghề vỗ béo cá linh non, thu bạc trăm triệu chỉ sau 15 ngày.

Đầu mùa lũ (khoảng tháng 7), khi dòng nước đỏ ngầu từ thượng nguồn Campuchia đổ về, những huyện đầu nguồn như An Phú, thị xã Tân Châu (An Giang), huyện Tân Hồng, Hồng Ngự (Đồng Tháp) cá linh non xuất hiện nhiều vô số kể. Loài cá này, người dân miền Tây còn gọi là cá “trời cho”, bởi cá chỉ xuất hiện khi nước lũ về, sau đó dần mất hút.

Không bỏ qua cơ hội đánh bắt loài cá đặc biệt này, nông dân sống nghề “bà cậu” mua sắm dớn, đặt bắt cá linh non (to bằng tăm nhang). Những năm về trước, một hộ đặt dớn có khi kiếm 500 kg đến 1 tấn cá linh non là chuyện bình thường. Tuy nhiên, những năm gần đây, lũ nhỏ, nguồn cá này cũng như nhiều loại cá khác không còn dồi dào hơn trước, người dân chuyển sang nghề nuôi lươn, bò hoặc đi lên TPHCM làm công nhân, phát triển kinh tế gia đình.

Lũ về, người dân dùng dớn đặt bắt cá linh non
Lũ về, người dân dùng dớn đặt bắt cá linh non

 

Trăn trở từ thực tế, giá cá linh non đầu vụ giá bèo, chỉ từ 5.000 - 8.000đồng/kg, hơn nữa, những năm gần đây, ngành chức năng tỉnh An Giang ban hành lệnh cấm khai thác cá linh non đến hết 31/8 nên nông dân Nguyễn Văn Phú (41 tuổi, ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang) nghĩ ra nghề vỗ béo cá linh non vào đầu mùa lũ.

Theo ông Phú, cho biết, đầu mùa lũ 2018 (khoảng tháng 7), ông mua lưới cước và dùng cây bao bọc xung quanh 1ha diện tích mặt nước trên cánh đồng của mình. Sau đó, ông mua 3 tấn cá linh non với giá 8.000 đồng/kg thả vào nuôi. Thức ăn của cá chủ yếu là rong rêu và những phụ phẩm của ruộng lúa sau thu hoạch. Ngoài ra, ông Phú còn bổ sung thêm thức ăn cho cá từ nguồn cám xay gạo.

Ông Nguyễn Văn Phú bổ sung thức ăn cho đàn cá linh non bằng cám, ngoài phụ phẩm trên đồng ruộng sau thu hoạch.
Ông Nguyễn Văn Phú bổ sung thức ăn cho đàn cá linh non bằng cám, ngoài phụ phẩm trên đồng ruộng sau thu hoạch.

Ông Phú, cho biết: “Chỉ sau 15 ngày vỗ béo, đàn cá linh của tôi to bằng đầu đũa ăn và đầu đũa không ăn (khoảng 6 li). Với kích cỡ này, thực khách rất thích, giá cá cũng cao, vì thế tôi xuất bán hết, với giá từ 40.000-50.000 đồng/kg, tính ra thu lời 150 triệu đồng”.

Theo ông Phú, trung bình 1 tấn cá linh non sau 15 ngày vỗ béo sẽ cho ra 2 tấn cá xuất bán. Tiền mua cá linh non và tổng các khoản chi phí khác chỉ 50.000 triệu đồng. Do vậy, theo ông Phú đây là mô hình dễ làm cho nông dân vùng lũ.

Sau 15 ngày vỗ béo, 01 tấn cá linh non cho ra 2 tấn cá xuất bán và ông Phú thu lãi 150 triệu đồng.
Sau 15 ngày vỗ béo, 01 tấn cá linh non cho ra 2 tấn cá xuất bán và ông Phú thu lãi 150 triệu đồng.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Minh Thuận – Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú, cho biết: “Trong mùa lũ năm nay trên địa bàn huyện có hai mô hình được huyện khuyến khích người dân tham gia để phát triển kinh tế gia đình là mô hình lúa tôm và mô hình vỗ béo cá linh non. Qua đánh giá sơ bộ, hai mô hình này đều đạt kết quả cao, trong đó mô hình vỗ béo cá linh non của anh Phú được xem là cách làm hay. Vì nghề vỗ béo cá linh non vừa phù hợp với chủ trương bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao. Sắp tới chúng tôi sẽ có đánh giá cụ thể và nhân rộng mô hình này để giúp bà con có cái nghề, không phải qua đồng nước bạn Campuchia khai thác thủy sản”.

Năm nay lũ về sớm gần cả tháng, mực nước lũ hiện đang rất cao, theo đánh giá của bà con sống nghề câu lưới, tôm cá sẽ nhiều hơn mọi năm. Tuy nhiên, đây là nghề chỉ “sống khỏe” khi lũ về và kéo dài khoảng 3 tháng, do vậy người dân cần có một cái nghề “bền vững” hơn để ổn định cuộc sống không phụ thuộc và lũ to hay lũ nhỏ.

Nguyễn Hành/dantri.con.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập254
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm238
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại235,816
  • Tổng lượt truy cập85,142,852
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây