Học tập đạo đức HCM

Vực dậy nghề nuôi tôm

Thứ ba - 15/08/2017 22:57
Tôm được xác định là đối tượng thủy sản chủ lực, có nhiều tiềm năng phát triển, nên thời gian qua đã được các cấp chính quyền và người dân quan tâm đầu tư ứng dụng công nghệ, để sản phẩm tôm đạt năng suất, chất lượng và có tính cạnh tranh cao.

Thời gian qua, nhiều người nuôi tôm trong tỉnh, đặc biệt là ở các huyện Đức Phổ, Mộ Đức và TP.Quảng Ngãi phấn khởi vì tôm được mùa, được giá.    

Khởi sắc

Tại vùng tôm xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi), không khí nuôi tôm khá nhộn nhịp. “Mấy hôm nay nắng nóng quá, mình phải theo dõi kỹ tình trạng của tôm, chứ tôm đã được 100 ngày tuổi rồi, sơ sẩy là trắng tay”, ông Nguyễn Thành, chủ hồ tôm sú cho biết. Không chỉ ông Thành, nhiều chủ hồ ở Tịnh Hòa đều ăn ngủ tại hồ, để chăm sóc “sức khỏe” cho tôm

Theo các chủ hồ, thời tiết vụ này thuận lợi, nên tôm phát triển khá tốt, dịch bệnh có xảy ra, nhưng rải rác và được xử lý kịp thời, nên tôm không bị chết nhiều. Đây cũng là vụ thứ ba liên tiếp, vùng tôm xã Tịnh Hòa “né” được dịch bệnh. “Người dân quan tâm bảo vệ môi trường và xử lý tốt nguồn nước cấp, đầu tư con giống chất lượng, tuân thủ quy trình kỹ thuật khi nuôi kết hợp giữa tôm sú-cá dìa... đã góp phần rất lớn vào việc hạn chế dịch bệnh”, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Đỗ Thị Thu Đông cho biết.

Tại các vùng tôm của huyện Đức Phổ, sau thời gian ngừng nuôi, thì hiện nay diện tích hồ nuôi tôm được người dân liên tục mở rộng và hiện đạt 250ha, nhiều nhất tỉnh. “Sau 5 năm liên tiếp thất bại, mấy vụ tôm vừa qua tôi may mắn trúng, nên đã trả xong được nợ, lại có thêm động lực để gắn bó với con tôm”, ông Nguyễn Văn T., xã Phổ Quang chia sẻ. Theo kinh nghiệm của ông T. cũng như người nuôi tôm xã Phổ Quang, một trong những yếu tố giúp tôm hạn chế dịch bệnh là nuôi ngắt vụ. Chính vì vậy, sau khi thu hoạch tôm, ông T. tập trung vệ sinh hồ và để sau một tháng mới xuống giống.

Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản, tình hình nuôi tôm 6 tháng đầu năm 2017 khởi sắc hơn cùng kỳ 2016. Diện tích tôm nuôi đạt 423ha, tăng 43ha; sản lượng ước gần 2.000 tấn, tăng 14%. Diện tích tôm bị mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, đốm trắng, phân trắng và bệnh do môi trường là 20ha, giảm 42ha so với cùng kỳ 2016. “Người dân không còn nuôi liên tục giữa các vụ, mật độ dày mà chuyển dần sang phương thức nuôi thưa, ngắt vụ, nước có độ mặn thấp. Hơn nữa, sau thời gian ngừng nuôi, cùng với việc áp dụng các biện pháp xử lý, nên môi trường cũng dần phục hồi”, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Đỗ Thị Thu Đông lý giải.

Đối với số diện tích tôm bị bệnh tại huyện Đức Phổ (20ha) và Bình Sơn (0,3ha), bà Đông cho biết, bên cạnh một số nguyên nhân như môi trường vùng nuôi chưa ổn định, con giống kém chất lượng, thì lỗi là do người dân thả nuôi trước lịch thời vụ. Khi xảy ra tình trạng tôm bị bệnh, chết rải rác, người dân không thông báo với chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn, để kịp thời hỗ trợ, xử lý.

Tiếp tục trợ sức

Tuy khởi sắc, nhưng nghề nuôi tôm vẫn thiếu bền vững, vì cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư tương xứng. Tại hầu hết các vùng tôm trọng điểm của tỉnh, vẫn chưa có thiết bị giám sát dịch bệnh và quan trắc cảnh báo môi trường; mương cấp, thoát nước chung... nên nước thải, chất thải vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Vì vậy, bên cạnh sự hợp tác của người dân với ngành chuyên môn trong việc chấp hành lịch thời vụ, quy trình kỹ thuật, lựa chọn con giống thì, dịch bệnh trên tôm được hạn chế trong thời gian qua là nhờ môi trường được xử lý theo cơ chế... tự phục hồi!

Sau thời gian ngừng nuôi, các vùng tôm đã được đánh thức. Ảnh: T.L

Sau thời gian ngừng nuôi, các vùng tôm đã được đánh thức. Ảnh: T.L 

Theo đánh giá của ngành chuyên môn, dù là đối tượng thủy sản chủ lực, nhưng con tôm vẫn chưa nhận được sự quan tâm của chính quyền các địa phương. Việc đầu tư cho nghề nuôi tôm vì thế cũng còn nhỏ giọt. Thậm chí, một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản bị “treo” sau nhiều năm được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Mới đây, UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch giám sát dịch bệnh tôm nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020. Đây được xem là động lực để vực dậy nghề nuôi tôm. Với tổng kinh phí thực hiện trên 12,7 tỷ đồng, kế hoạch sẽ tập trung thực hiện các giải pháp cải tạo môi trường ao nuôi; giám sát dịch bệnh trên tôm nuôi; tổ chức các lớp tập huấn cho người nuôi tôm 5 huyện, thành phố nuôi trồng thuỷ sản trọng điểm là Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Bình Sơn và TP.Quảng Ngãi, góp phần phòng chống có hiệu quả dịch bệnh trên tôm nuôi.

Theo Tạp chí Thủy sản Việt Nam

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập417
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại864,644
  • Tổng lượt truy cập92,038,373
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây