Học tập đạo đức HCM

Trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã đem lại sinh khí mới cho huyện nghèo Pác Nặm

Thứ tư - 16/08/2017 00:01
Tại 2 huyện Ba Bể và Pác Nặm (Bắc Kạn) có 22 đội viên trí thức trẻ được tuyển chọn về làm Phó Chủ tịch UBND xã. Kết thúc đề án, những đội viên trí thức trẻ đều để lại những dấu ấn, thành tích và thiện cảm với chính quyền và đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Bắt nhịp nhanh chóng

Ông Dương Văn Quỳnh, Trưởng phòng Nội vụ huyện Pác Nặm cho biết, đề án trí thức trẻ tình nguyện đã cũng cấp cho huyện vùng cao Pác Nặm 8 phó chủ tịch xã. Trong số này có 6 người từ các địa phương khác đến. Có những bỡ ngỡ, lúng túng ban đầu nhưng sự bắt nhịp nhanh chóng, sự năng nổ nhiệt tình của các trí thức trẻ như một luồng gió mới, mang sinh khí mới đến huyện vùng cao này.

18-08-30_uyen
Đội viên trí thức trẻ Nông Thị Uyến (áo đỏ), Phó Chủ tịch UBND xã Yến Dương, huyện Ba Bể.

Chỉ sau 4 năm, tất cả các trí thức trẻ đã khẳng định được năng lực. Cả 8 được kết nạp Đảng, 7 được học trung cấp lí luận chính trị, 6 trở thành công chức cấp xã, 2 chuyển lên công chức huyện. Trong đó, có 1 trí thức trẻ tiếp tục được bầu giữ chức phó chủ tịch UBND xã, 1 được bầu làm Phó Bí thư Đảng ủy xã.

Ông Lê Văn Hội, Bí thư Huyện ủy Pác Nặm đánh giá, những năm qua, trí thức trẻ đã có rất nhiều đóng góp tích cực trong thực hiện nhiệm vụ, triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ địa phương, nhất là trong công tác xoá đói giảm nghèo theo chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ.

Cũng là công việc đó, nhưng lâu nay địa phương triển khai lúng túng thì các trí thức trẻ với suy nghĩ phóng khoáng, kiến thức sẵn có đã có cách làm hoàn toàn mới. Họ cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng suy nghĩ với bà con vùng cao, đứng ra tổ chức, hướng dẫn nông dân áp dụng các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp, tổ chức các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục- thể thao, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào. 

Từ những công việc cụ thể, tinh thần đội viên trí thức trẻ đã lan tỏa sang chính đội ngũ cán bộ cơ sở về nhận thức, tinh thần, thái độ, cách làm việc hiệu quả, khoa học. Một cán bộ chủ chốt ở địa phương thổ lộ chân tình: "Nói thật lúc đầu tôi cũng không tin các cháu làm được gì, vì tuổi còn trẻ, kinh nghiệm không có, lạ thung lạ thổ. Nhưng ngày qua ngày, chính các cháu đã làm lớp già chúng tôi thay đổi suy nghĩ... Giờ các cháu sắp hết thời gian công tác ở cơ sở, lại thấy tiếc là sao các cháu không ở lại thêm".   

Trưởng thành vượt bậc

Tại huyện Ba Bể, 14 đội viên trí thức trẻ thường xuyên bám sát cơ sở, tích cực chủ động tìm hiểu phong tục tập quán, phương thức sản xuất của nhân dân để tham mưu với cấp ủy, chính quyền những sáng kiến, mô hình hay, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, góp phần thay đổi tập quán cũ, lạc hậu, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Các đội viên còn tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước và cải cách hành chính tại địa phương.

Tiêu biểu như chị Nông Thị Uyến, sau khi nhậm chức Phó Chủ tịch UBND xã Yến Dương. Được hỏi về những việc đã làm trong 5 năm qua, Uyến cho biết, bản thân chị luôn nỗ lực học hỏi với tinh thần cầu thị nhất, chịu khó lắng nghe bà con chia sẻ suy nghĩ, khó khăn để tham mưu với chính quyền tháo gỡ.

Trí thức trẻ Triệu Anh Chư công tác tại xã vùng sâu vùng xa Đồng Phúc, hàng năm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Năm 2014, Chư được tặng bằng khen của Trung ương Đoàn vì có thành tích xuất sắc trong cuộc vận động “Đoàn viên thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam”; được Tỉnh đoàn Bắc Kạn vinh danh là 15 thanh niên tiêu biểu “Sống đẹp với cộng đồng”. Tháng 8/2015, tại Đại hội Đảng bộ xã, Triệu Anh Chư được bầu vào BCH Đảng bộ xã Đồng Phúc.

Hay đội viên trí thức trẻ Lý Văn Nhạy công tác tại xã Khang Ninh, ngoài việc chủ động tham mưu chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo tại địa phương, anh đã biết khai thác, phát huy vai trò của những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, vận động nhân dân đưa những giống cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất; vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...

Duy trì, phát triển hậu... đề án

Ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, ngoài lĩnh vực kinh tế, đội viên dự án đã chủ động tham mưu cho chủ tịch UBND các xã kiện toàn các BCĐ thực hiện các mục tiêu về văn hóa - xã hội, chỉ đạo và trực tiếp tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách pháp luật đến người dân; chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách xóa đói, giảm nghèo, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực ở cơ sở, nhất là trên lĩnh vực văn hóa xã hội như tỷ lệ học sinh đến trường cao hơn, các hộ gia đình sinh con đều làm các thủ tục khai sinh theo quy định.

Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, ngay sau khi đề án kết thúc, cả 22/22 đội viên đã được sắp xếp, bố trí, chuyển thành cán bộ, công chức cấp xã, công chức cấp huyện. Đó chính là kết thúc có hậu. Có thể nói, đề án là chủ trương đúng đắn, góp phần tăng tỷ lệ cán bộ, công chức trẻ ở Bắc Kạn, chuẩn hóa và tạo được nguồn cán bộ, công chức trẻ có trình độ chuyên môn, có năng lực để kế thừa đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.

Ông Cao Minh Hải, Chủ tịch UBND huyện Ba Bể cho biết, với sức trẻ, tâm huyết và sự năng động, sáng tạo, trong quá trình công tác, các trí thức trẻ đã tham mưu cho chính quyền thực hiện nhiều chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng; mở các lớp tập huấn chuyển giao KHKT; hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ; hỗ trợ vốn vay thông qua các tổ chức tín dụng...

Qua đó xuất hiện ngày càng nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của Ba Bể giảm dần qua các năm. Hết năm 2016, huyện Ba Bể còn trên 30% hộ nghèo, trung bình giai đoạn 2012 - 2016 mỗi năm giảm được 3% số hộ nghèo. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm... được xây dựng ở khắp nơi.
 

Theo Việt Bắc/Nông Nghiêp.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập477
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm476
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại768,389
  • Tổng lượt truy cập93,146,053
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây