Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ nuôi rắn

Thứ bảy - 18/04/2020 22:59
Anh Phan Đình Hòa ở thôn Tân Sơn, xã Như Thụy, huyện Sông Lô được nhiều người biết đến với nghề nuôi rắn. Là một trong những người đưa rắn về nuôi sớm nhất ở xã, anh là điển hình cho khát vọng làm giàu của nông dân thôn Tân Sơn nói riêng và xã Như Thụy nói chung.

Trong những năm tháng còn khó khăn, anh Hòa luôn trăn trở tìm hướng làm kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình. Là người dám nghĩ, dám làm, anh đã đi nhiều nơi, học hỏi kinh nghiệm về mô hình kinh tế trang trại, sau đó về quê hương lập nghiệp.

Khác với các hộ nông dân trong xã, anh không xây dựng mô hình kinh tế trang trại nuôi gà, vịt hay lợn mà đầu tư vào nuôi rắn. Năm 1998, sau khi thuyết phục được gia đình nhất trí với ý tưởng nuôi rắn, gia đình đã vay ngân hàng 20 triệu đồng để anh Hòa lấy vốn làm ăn. Từ số vốn trên, anh Hòa lặn lội xuống làng rắn Vĩnh Sơn- huyện Vĩnh Tường nhập con giống. Chỉ với 20 con giống ban đầu, anh Hòa đã bắt đầu gây dựng nghề nuôi rắn của mình. Lứa đầu tiên nuôi thành công, lợi nhuận cao nên anh tiếp tục lấy vốn quay vòng mở rộng mô hình. Vừa nuôi, anh vừa giao lưu, học hỏi với các hộ nuôi rắn khác, đồng thời, học cách nhân giống, thu trứng để ấp con giống tái đàn và bán trứng. Đến năm 2010, anh tiếp tục thế chấp nhà ở và giấy phép kinh doanh để vay vốn ngân hàng với số tiền 300 triệu đồng. Có tiền, có vốn, có ý chí và nghị lực vượt khó vươn lên, anh Hòa mạnh dạn đầu tư xây dựng khu nuôi rắn rộng hơn 200 m2 với gần 800 con, trong đó có 200 con rắn hổ trâu, 400 con rắn hổ phì và rắn ráo.

Khu nuôi rắn của anh Hòa nằm biệt lập với nhà ở. Khu chuồng nuôi được xây bằng gạch, có mái che, mỗi ô chuồng đều có ổ khóa chắc chắn, cửa thông gió đều được che chắn kỹ bằng lưới sắt mắt nhỏ. Theo anh Hòa, việc xây dựng chuồng trại kiên cố, che bằng lưới sắt mắt nhỏ để khi rắn có xổng ra khỏi chuồng cũng không thể thoát ra môi trường tự nhiên. Ngoài ra, để giữ cho chuồng trại sạch sẽ và tiện cho việc phân loại, anh chia từng khu dành riêng cho rắn đẻ, rắn con và rắn thương phẩm. Mỗi chuồng đều lót ổ, giữ thoáng mát, sạch và êm, giúp rắn dễ thích nghi với sự thay đổi khí hậu, điều kiện sống tại địa phương.

Theo kinh nghiệm của anh Hòa, thức ăn chủ yếu của rắn là cóc, gà con. Mỗi năm rắn chỉ ăn trong 6 tháng (từ tháng 3 đến tháng 10 âm lịch) còn lại là ngủ đông. Cho rắn ăn cũng cần phải đúng cách, rắn thường hoạt động và ăn vào ban ngày, không ăn ban đêm. Vì vậy cần phân bổ thời gian cho rắn ăn hợp lý, tùy theo con to, nhỏ. Khi cho ăn cần phải cho vừa đủ, lượng thức ăn không nhiều quá so với trọng lượng con rắn, tuyệt đối không cho rắn ăn thức ăn đã có mùi; thức ăn cho rắn không cần phải đun nấu nên rất dễ dàng cho người chăn nuôi. Rắn là loài động vật dễ nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, thịt rắn là món đặc sản, da rắn, mật dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Theo chia sẻ của anh Hòa, ngoài bán rắn thịt thương phẩm, anh còn ghép đôi cho rắn đẻ trứng, ấp nở để nuôi tái đàn và bán trứng rắn. Quy trình ấp trứng rắn nở cũng rất đơn giản. Sau khi rắn cái đẻ trứng xong, người nuôi sẽ lấy ra khỏi chuồng, vùi trong cát ẩm, để nơi nhiệt độ (25- 270C) trong 68- 70 ngày là rắn nở, rắn con sẽ tự đục vỏ trứng chui ra. Mỗi năm, gia đình anh Hòa có khoảng 8.000 trứng rắn, giá bán dao động từ 25.000 đến 70.000 đồng/quả.

Anh Hòa tâm sự, nhờ bán rắn thịt thương phẩm, rắn giống và trứng rắn, mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng 150- 200 triệu đồng, lợi nhuận cao gấp nhiều lần nuôi lợn, nuôi gà. Chăm sóc rắn chỉ cần 1 nhân công, 4 ngày vào chuồng cho rắn ăn và kiểm tra rắn 1 lần, vẫn có thời gian làm việc khác. Nghề nuôi rắn không vất vả nhưng nguy hiểm, ngoài ra, hiện nay thị trường không ổn định cũng là một khó khăn.

Ông Hà Văn Cường- Bí thư Chi bộ thôn Tân Sơn, xã Như Thụy cho biết: “Mô hình nuôi rắn của anh Hòa là mô hình mới trong thôn, trong xã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mong rằng thời gian tới, Ngân hàng sẽ có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa giúp cho những người chăn nuôi như anh Hòa có thể mở rộng mô hình, phát triển kinh tế gia đình”.

Hà Minh

Nguồn tin: vinhphuc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập378
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại863,363
  • Tổng lượt truy cập93,241,027
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây