Học tập đạo đức HCM

3 kịch bản tiêu thụ vải thiều Bắc Giang

Thứ bảy - 29/05/2021 23:45
Lãnh đạo Sở Công thương Bắc Giang nêu ra nhiều phương án nhằm xúc tiến thương mại cho quả vải trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 đang có các diễn biến phức tạp.
Bắc Giang đưa ra nhiều phương án thiêu thụ vải thiều trong bối cảnh Covid-19. Ảnh: Tùng Đinh.

Bắc Giang đưa ra nhiều phương án thiêu thụ vải thiều trong bối cảnh Covid-19. Ảnh: Tùng Đinh.

Phó Giám đốc Sở Công thương Bắc Giang Nguyễn Văn Phương cho biết, trong tình hình hiện nay, tỉnh đã xây dựng kế hoạch xúc tiến tiêu thụ vải thiều với 3 phương án, ứng với 3 kịch bản theo từng cấp độ của dịch bệnh Covid-19.

Là địa phương có diện tích vải thiều lớn nhất cả nước nhưng cũng là nơi đang có nhiều ca mắc Covid-19 nhất, vậy Bắc Giang đã có những phương án gì để đảm bảo cho việc thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ vải khi vào mùa?

Trước diễn biến của dịch Covid-19, tỉnh Bắc Giang đã sớm xây dựng kế hoạch sản xuất vải thiều sạch, an toàn trong mùa dịch. Trong đó, đặt ra yêu cầu đối với các huyện có vùng vải thiều trọng điểm như Lục Ngạn, Tân Yên phải đảm bảo giữ vùng nguyên liệu không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Để làm được điều đó, tỉnh đã triển khai một số nội dung. Đầu tiên, khi phát hiện các ổ dịch, Bắc Giang đã tập trung toàn lực, thần tốc truy vết, phát hiện các đối tượng có liên quan.

Đối với các F1 ở Lục Ngạn, Tân Yên thì được đưa đi cách ly tập trung ngoài vùng vải thiều. Ngoài ra, vận động các đối tượng F2 của 2 huyện nói trên không trở về địa phương mà cách ly tại nhà trọ, nhà tập thể của họ.

Thứ hai, tỉnh tuyên truyền, vận động người dân ở trong khu vực trồng vải chỉ ở địa phương, không đi ra các nơi khác để giữ gìn sức khỏe, tập trung cho việc sản xuất, tiêu thụ vải trong thời gian tới.

Thứ ba, đối với các khách vãng lai, Bắc Giang lập các điểm chốt kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện vào các khu chợ vải thiều. Cụ thể, đo thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế, phun thuốc khử khuẩn các phương tiện có nhu cầu vào khu vực chợ vải.

Thứ tư, Bắc Giang tổ chức kiểm tra y tế theo mã vùng trồng, các chủ hộ sản xuất vải, các công nhân làm nhiệm vụ sơ chế, đóng gói và phương tiện vận chuyển. Tỉnh cũng xác định tất cả những người tham gia thu hái, chế biến, bốc xếp, vận chuyển phải được xét nghiệm và cấp giấy chứng nhận.

Từ những giải pháp trên, có thể khẳng định, vải thiều Bắc Giang không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Qua đó, đảm bảo vải thiều khi đưa ra thị trường vừa có chất lượng tốt vừa an toàn dịch bệnh với người tiêu dùng.

Đây là những giải pháp đảm bảo an toàn cho quá trình sản xuất, thu hoạch, vậy đối với quá trình tiêu thụ thì Bắc Giang đã có những phương án chuẩn bị thế nào, thưa ông?

Trong tình hình hiện nay, tỉnh đã xây dựng kế hoạch xúc tiến tiêu thụ vải thiều với 3 phương án, ứng với 3 kịch bản theo từng cấp độ của dịch bệnh Covid-19.

Phương án đầu tiên là trong trường hợp Covid-19 được kiểm soát, Bắc Giang dự kiến tiêu thụ vải ở trong nước 50%, xuất khẩu 50%, tương đương mỗi thị trường 90.000 tấn.

Phương án 2, dịch bệnh có diễn biến phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Khi đó, lượng vải tiêu thụ trong nước dự kiến là 70%, còn lại 30% dành cho xuất khẩu.

Ở phương án cuối cùng, dịch bệnh diễn biến xấu, lượng vải tiêu thụ trong nước sẽ là 90%, còn lại dành 10% cho xuất khẩu.

Tỉnh xác định xuất khẩu 10% sản lượng là khả thi là bởi dù tình hình dịch diễn biến xấu nhưng lượng vải sớm của Bắc Giang đã được xuất khẩu sang Trung Quốc qua khu vực Lào Cai, Lạng Sơn từ trước.

Bên cạnh đó, đối với các thị trường có yêu cầu cao hơn, trước khi xuất khẩu quả vải còn khải được xông hơi, tiêu độc, khử trùng, chiếu xạ dưới sự giám sát của các cơ quan quản lý nên quả vải thành phẩm luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và Covid-19.

Nông dân thu hoạch vải thiều ở Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh: Tùng Đinh.

Nông dân thu hoạch vải thiều ở Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh: Tùng Đinh.

Xin ông nói rõ hơn về các phương án cụ thể cho 3 kịch bản này?

Để triển khai thực hiện được các 3 kịch bản trên, tỉnh đã có một số hành động từ sớm đối với các loại thị trường. Đối với trong nước, Bắc Giang sớm kết nối với các hệ thống chợ đầu mối từ Bắc vào Nam và các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn như Vinmart, BigC, Coopmart, Hapro…

Các đơn vị này đã ký những biên bản ghi nhớ với Sở Công thương Bắc Giang, ký các hợp đồng đối tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp vải thiều.

Ngoài ra, để thúc đẩy khả năng tiêu tụ vải, Bắc Giang đã kích hoạt, nâng cấp sàn giao dịch điện tử: vaithieubacgiang.vn và san24h.vn. Tỉnh cũng hỗ trợ, kết nối cho các doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký mở các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử lớn của Alibaba, Amazon, Sendo... để đẩy mạng tiêu thụ online trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

Đối với thị trường nước ngoài, ngay từ đầu tháng 4, Bắc Giang đã mời một số cơ quan chức năng của Bộ Công thương, Bộ NN-PTNT về làm việc. Qua đó, đề xuất phương án xuất khẩu vải thiều sang thị trường các nước, đặc biệt là Trung Quốc.

Cùng với đó, UBND tỉnh Bắc Giang cũng có văn bản đề nghị Bộ Công thương chỉ đạo các đơn vị và tham tán thương mại của Việt Nam ở các nước tích cực phối hợp, hỗ trợ tỉnh trong việc xúc tiến xuất khẩu vải ra thị trường quốc tế.

Hiện nay, tỉnh đã kết nối, làm việc trực tiếp, trực tuyến với các tham thán thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc, Mỹ, Australia, Nhật Bản và Singapore để trao đổi, thống nhất nội dung về phạm vi, quy mô tổ chức một hội nghị trực tuyến vào ngày 8/6 tới ở nhiều nước.

Bên cạnh đó, Bắc Giang cũng mời gọi các doanh nghiệp tham gia thu mua, xuất khẩu vải thiều về khảo sát vùng trồng, đánh giá và ký kết hợp đồng đối tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân sản xuất vải thiều của tỉnh.

Xin cảm ơn ông!

Theo Tùng Đinh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập253
  • Hôm nay25,791
  • Tháng hiện tại832,822
  • Tổng lượt truy cập88,187,892
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây