Học tập đạo đức HCM

An Giang: Cho tre "ở" với chuối, "bắt" đất tạp "nở" ra tiền quanh năm

Chủ nhật - 11/11/2018 09:54
Sau nhiều năm kiên trì cải tạo vườn tạp trở nên tươi tốt và lần lượt trồng xen canh các loại cây từ ngắn hạn đến lâu năm, hiện nay là trồng tre Điền Trúc xen chuối cấy mô, ông Vương Vĩnh Chót, ngụ ấp Long Hòa 2, xã Long Hòa, huyện Phú Tân (An Giang) đã thành công khi "bắt" đất tạp “nở” ra tiền quanh năm.

Ông Chót là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi nhiều năm liền, với các mô hình làm vườn, chăn nuôi. Những năm trước, ông Chót được nhiều người biết đến nhờ “mát tay” nuôi ba ba trong bể xi-măng, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Hiện nay, qua theo dõi thị trường, ông thu hẹp mô hình nuôi ba ba trong bể xi măng và tập trung cho kinh tế vườn. Mục tiêu mà ông Chót quyết tâm theo đuổi là trồng cây ăn trái hữu cơ làm kinh tế chính. Nông dân lẫn người tiêu dùng đều ưa chuộng thực phẩm sạch nên đi theo xu hướng phát triển mới không chỉ tạo ra giá trị kinh tế cao, mà phải đảm bảo an toàn cho sản phẩm.

 an giang: cho tre 'o' voi chuoi, 'bat' dat tap 'no' ra tien quanh nam hinh anh 1

Vườn tre Điền Trúc cho thu hoạch măng bán quanh năm, trong đó năng suất, sản lượng cao nhất là ở chính vụ từ tháng 4 đến tháng 9 Âm lịch).

Bảy năm trước,  ông Chót trồng “trúng mánh” vụ gừng. Thấy làm vườn cũng có lợi, ông lấy vốn cải tạo lại vườn trồng gòn lâu năm sang trồng tre lấy măng. "Chuyện cải tạo đất không dễ, qua mỗi vụ phải cuốc xới và bón phân hữu cơ để tăng độ phì nhiêu cho đất. Thời gian đầu, tre phát triển chỉ cho thu hoạch lai rai, 3 năm sau mới thật sự sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khỏe, cho thu hoạch liên tục và ổn định giá cả” - ông Chót kể lại. Hiện tại, mảnh vườn rộng 3.000m2 của ông Chót trồng giống tre Điền Trúc lấy măng, xen canh chuối cấy mô và tiếp tục thử nghiệm nhiều loại cây ăn trái để đánh giá hiệu quả kinh tế nhằm nhân rộng.

 an giang: cho tre 'o' voi chuoi, 'bat' dat tap 'no' ra tien quanh nam hinh anh 2

Những hàng chuối cấy mô được ông Chót trồng xen canh trong vườn tre cho những buồng to và dài.

Đối với cây tre, chỉ cực công thời gian đầu, sau khi “quen đất”, tre bén rễ sinh sôi thì việc chăm sóc rất nhẹ nhàng, duy trì tưới nước vào mùa khô và bón các loại phân chuồng 1 lần trong năm. Sau mỗi năm, tre mọc măng cho thu hoạch càng nhiều.

Với 160 bụi, chỉ tính chính vụ (từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch), ông Chót thu nhập hơn 30 triệu đồng, chủ yếu bỏ sỉ cho bạn hàng tại chợ Tân Châu. Thời điểm còn lại trong năm, măng giảm năng suất nhưng vẫn mọc liên tục, có thể thu hoạch mỗi ngày từ 40-50kg, giá bán dao động từ 8.000 - 20.000 đồng/kg.

Giống tre Điền Trúc được ông lấy từ Cà Mau, Sóc Trăng đem về trồng. Măng vỏ mỏng, vị ngọt và đắng nhẹ, dễ chế biến nhiều món ăn nên đầu ra rất thuận lợi. Xen canh với trồng tre, ông Chót thử nghiệm chuối cấy mô cho kết quả rất khả quan. Sau 10 tháng thu hoạch 1 đợt, ông bán lẻ 100.000 đồng/buồng, thị trường chủ yếu ở địa phương.

Theo lý thuyết, chuối cấy mô chỉ trồng đến đời con thứ 2 là ngưng, nhưng ông vẫn nuôi cho cây mọc đời con thứ 3 vẫn phát triển tốt. Ông Chót cho biết, khoảng mấy chục gốc chuối hiện nay sẽ được nhân rộng xen canh với tre lấy măng trong vụ kế tiếp để khai thác hiệu quả đất vườn.

Toàn xã Long Hòa có hơn 20 hộ trồng tre lấy măng với quy mô khác nhau. Đây là loại cây được nông dân ví là “trồng chơi, ăn thiệt” vì dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, hiệu quả kinh tế lại cao. Măng Điền Trúc được nhiều người ưa chuộng vì búp măng giòn, vị ngọt, không đắng, đặc biệt là thực phẩm sạch trồng theo phương pháp hữu cơ, không lo giá cả và đầu ra.

Măng Điền Trúc không lớn như những loại măng tre khác (trọng lượng từ 1-3kg/mục) nhưng dễ tiêu thụ, tre có thể cung cấp măng từ 15-20 năm, mỗi bụi tre cho sản lượng khoảng 50kg măng/năm.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Hòa Võ Minh Hiền cho biết, toàn xã hiện đã chuyển đổi 20ha từ đất vườn tạp, đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây cho hiệu quả kinh tế cao, chủ lực như: xoài, bưởi, dừa, chuối… Tùy điều kiện sản xuất, Hội Nông dân vận động, hướng dẫn bà con áp dụng kỹ thuật chăm sóc hiệu quả theo hướng hữu cơ và linh hoạt xen canh, cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo Mỹ Hạnh (Báo An Giang)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập446
  • Hôm nay92,287
  • Tháng hiện tại828,397
  • Tổng lượt truy cập93,206,061
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây