Học tập đạo đức HCM

Báo động bệnh lạ phát triển mạnh trên cây thanh long

Thứ tư - 09/01/2013 21:27
Vài tuần trở lại nhiều vườn thanh long tại các địa phương thuộc tỉnh Bình Thuận và Long An xuất hiện loại bệnh mới gây hại trên diện rộng và có tốc độ lây lan cực nhanh. Nhiều chuyên gia ngành bảo vệ thực vật đã lên tiếng cảnh báo rằng nếu không phòng trị thì kịp thời thì ngành thanh long sẽ đối mặt với viễn cảnh thảm hại vì dịch bệnh.

Cắt bỏ những cành thanh long bị nhiễm nấm.

Chưa rõ tên bệnh

Khảo sát tại một số vườn thanh long thuộc vùng nguyên liệu của HTX Thanh long Tầm Vu và xã Long Trì (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) cho thấy, hiện nay nhiều vườn cây đang bị một loại bệnh lạ gây hại trên cả cây, cành và trái thanh long. Những người trồng thanh long ở xã Long Trì cho biết, họ đã phát hiện những dấu hiệu bệnh ở một số trụ thanh long như thân cây và gốc nhánh ở đỉnh trụ bị nổi các đốm trắng, sau đó các đốm trắng này ăn lan sang các nhánh khác và ăn vào vỏ của trái thanh long khiến vỏ trái sần sùi, loang lổ. Điều đáng ngại nhất là bệnh đang phát triển với tốc độ rất nhanh và những đốm trắng chỉ xuất hiện và phát triển trên các trái thanh long đã chuẩn bị thu hoạch chứ không xuất hiện trên trái xanh, vì thế hầu hết những trái bị bệnh khi thu hoạch đều không thể XK, chỉ có thể loại ra để bán trong nước với giá thấp hơn 2.000-3.000 đồng/kg. Người dân trồng thanh long vì chưa biết bệnh gì nên chưa có biện pháp gì phòng trị hữu hiệu.

 

Tiến sĩ Võ Mai (áo đen), Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam

 

Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho biết, qua khảo sát ở nhiều địa phương trồng thanh long ở các tỉnh Tây Nam bộ có thể khẳng định tình trạng bệnh như nêu ở trên là có thật và đáng báo động. Bà Mai cho hay, bệnh này là một loại bệnh hoàn toàn mới trên cây thanh long. Đã xuất hiện ở các vườn thuộc khu vực trồng thanh long trong điểm của Long An như xã Long Trì, Dương Xuân Hội, Hiệp Thành và thị trấn Tầm Vu (thuộc huyện Châu Thành). Ở các địa phương trồng thanh long khác như Tiền Giang, Bình Thuận cũng đã có nơi bị nhiễm bệnh. Theo quan sát của bà Mai cũng như nhiều ý kiến của nhiều cán bộ phụ trách khuyến nông khu vực thì bệnh này có mức độ lây lan cực nhanh. Ông Lê Văn Hoàn, cán bộ nghiên cứu, thuộc Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ thực vật (Viện BVTV-Bộ NN&PTNT) cho rằng chỉ trong vòng 1 tuần, khảo sát tại vườn của hộ gia đình ông Bảy Trọng (xã Long Trì, Châu Thành) cho thấy từ 20-30 trụ thanh long bị bệnh đã lây sang cả vườn hơn 1.000 trụ, gần như cây nào cũng nhiễm bệnh.

Ông Hoàn cho biết, Trung tâm đã lấy mẫu cây và trái thanh long bị bệnh tương tự ở Bình Thuận về nghiên cứu và phân tích. Kết quả tạm thời xác định được rằng bệnh này do nấm gây ra. Bào tử nấm này có thể gây bệnh trên thân, cành và quả. Khi nấm mới xâm hại, bên trong cành thanh long xuất hiện các vết trắng trong hoặc mờ đục, đưa lên ánh sáng mặt trời sẽ thấy rõ như bị lủng lỗ. Sau đó các vết trắng này thể hiện ra ngoài bề mặt thành những đốm tròn màu trắng và chuyển dần thành màu nâu. Cuối cùng các vết đốm nâu lây sang các khu vực xung quanh khiến cành thanh long bị sần sùi như nổi mụn nhọt. Các cành bị bệnh sẽ trở nên dòn chứ không còn dẻo như các cành cây khác. Khi nấm bám vào quả thanh long, trên quả xuất hiện các đốm màu trắng và nâu đục, khiến vỏ quả sần sùi. Tuy nhiên, chúng chỉ gây hại ở bề ngoài, còn phần ruột thì hầu như chưa ghi nhận tình trạng nhiễm bệnh.

Theo ông Hoàn, dựa trên các kết quả phân tích từ các mẫu cây và trái bị bệnh tương tự lấy từ Đài Loan (Trung Quốc) và Bình Thuận (Việt Nam) các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu BVTV tạm thời xác định tên khoa học của loại nấm gây hại này là Neoscytalidium dimidiatum. Căn cứ vào màu sắc biểu hiện trên các thân, cành và trái cây bị bệnh, tạm gọi là bệnh Đốm nâu. Tuy nhiên, hiện chưa thể khẳng định tên này là đúng và Trung tâm cũng đang thử nghiệm nhiều loại thuốc nhưng chưa có loại nào đặc trị loại bệnh này.

 

Tốt nhất là thiêu hủy cách ly

Qua quá trình khảo sát và theo dõi bệnh, ông Phan Nghĩa Đại, Cán bộ phụ trách cây ăn quả, thuộc Trung tâm khuyến nông tỉnh Long An cho rằng ở các vườn thanh long vệ sinh kém, 3-4 năm chưa tỉa cành hoặc các vườn thường xuyên dùng phân gà tươi để bón cho cây thì mức độ phát triển bệnh nhanh và mạnh hơn các vườn khác. Theo ông Đại, bào tử nấm gây ra bệnh đốm nâu có lẽ lây lan bằng nhiều đường, trong đó có thể lây qua không khí, gió, nước, côn trùng và con người. “Chúng tôi khảo sát nhiều trụ nằm phía dưới đầu gió so với trụ cây đã bị bệnh thì hầu hết là bị lây nấm, do đó có thể khẳng định bào tử nấm lây qua đường không khí rất mạnh”-ông Đại nói.

Theo ông Đại, hiện nay, trong khi chưa có thuốc đặc trị, nhiều bà con sử dụng loại thuốc Benomyl phun cho vườn cây cũng có một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên có trị dứt hay không thì không chắc chắn. Ông Đại khuyến cáo bà con trồng thanh long khi phát hiện trong vườn có cây bệnh tốt nhất là nên đốn bỏ sau đó thiêu hủy bằng thuốc cỏ cháy hoặc mang ra xa vườn cây phơi khô rồi đốt. Tuyệt đối không được cắt các nhánh cây bị nấm rồi vứt xuống kênh, mương dọc theo vườn vì trong môi trường ẩm nấm sẽ tiếp tục phát triển mạnh và lây lan sang các trụ cây khác thông qua các loại động vật hoang dã như ốc sên, ốc bươu vàng. Ngoài ra để hạn chế bệnh bà con nên vệ sinh vườn sạch sẽ và tỉa nhánh định kỳ không để vườn cây quá rậm rạp. Cành nhánh, nụ hoa cắt tỉa phải được thu gom và tiêu hủy ở nơi cách xa vườn. Nên hạn chế bón phân đạm trong thời điểm phát hiện có cây nhiễm bệnh mà nên bón thêm kali để tăng sức đề kháng cho cây, đồng thời rải vôi bột với tỷ lệ 1-2 tấn/ha để sát khuẩn vườn cây./.

 

“Đây là một loại bệnh rất mới trên cây thanh long. Nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời thì tan hoang hết cả ngành thanh long chứ không phải chuyện chơi. Hiện nay tôi đã gửi báo cáo cho Bộ NN&PTNT, đồng thời gửi cả báo cáo cho Cục Bảo vệ thực vật, Sở KHCN, Sở NN&PTNT tỉnh Long An để đánh động các cấp cách ngành. Yêu cầu họ hỗ trợ để các nhà khoa học nghiên cứu, nhanh chóng tìm ra những loại thuốc phòng trị đặc hiệu. Nếu không thì nguy to, thật chứ không phải đùa!”-Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam.

 

Thạch Bình

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập350
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại218,891
  • Tổng lượt truy cập90,282,284
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây