Học tập đạo đức HCM

Bí quyết nuôi lợn rừng lớn nhanh như thổi, thịt săn chắc

Chủ nhật - 28/02/2016 23:19

Bí quyết nuôi lợn rừng lớn nhanh như thổi, thịt săn chắc

Hiện nay, có rất nhiều người nuôi lợn rừng vì vật nuôi này có khả năng kháng bệnh tốt, giá bán cao. Nhưng theo thống kê, cứ 100 hộ nuôi thì có đến 95 hộ gặp thất bại do thiếu kiến thức, và mắc nhiều sai lầm về nuôi con đặc sản này.
Theo anh Thắng, một chủ trang trại lợn rừng hữu cơ quy mô lớn ở Việt Nam, sai lầm nghiêm trọng nhất là các chủ trang trại thường chăn thả lợn rừng hoang dã, hoặc nhốt chung quá nhiều cá thể trong một chuồng dẫn đến hiện tượng giao phối cận huyết (hiện tượng lợn bố mẹ giao phối với lợn con, các con trong cùng một đàn giao phối với nhau).

Cận cảnh một đàn lợn rừng giống thuần chủng.

Phần lớn hiện nay các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ mua một con đực giống, không phân tách lợn khi nuôi nên khó tránh khỏi hiện tượng này. Lợn rừng khi bị cận huyết sẽ mắc phải các hiện tượng như lợn con sinh ra bị quái thai, dị dạng; giảm khả năng sinh sản; khả năng tăng trưởng, thích nghi với điều kiện sống, chống chọi bệnh tật kém. Bà con chú ý, nếu lợn bị cận huyết thì không nuôi để sinh sản, chuyển toàn bộ làm thịt thương phẩm.

Khi nuôi lợn rừng bà con không nên chăn thả tự nhiên, hoang dã 100% sẽ bị cháy bì, thịt khô dẫn tới chất lượng thịt thương phẩm không ngon. “Theo tôi, bà con chỉ nên nuôi nhốt tập trung với mật độ 1m2 / 1 con ngay từ khi mới sinh tới khi đạt cân nặng khoảng 30-40kg (giai đoạn này cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế lợn vận động để đạt tỷ lệ tăng trưởng cao). Sau khi đạt cân nặng mong muốn, trước khi xuất bán từ 1 – 2 tháng thả ra diện tích đất rộng cho chạy nhảy giúp tiêu hao mỡ, bì dày, thịt săn chắc. Lợn rừng nuôi theo hình thức kết hợp cả hoang dã và nuôi nhốt vừa giúp tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt vẫn đảm bảo thơm ngon, giúp người nuôi dễ bán, đạt hiệu quả kinh tế cao” – anh Thắng tiết lộ.

Hầu hết các hộ nuôi lợn rừng hiện nay chỉ cho ăn rau cùng cám ngô, gạo mà không bổ sung thức ăn tinh đạm dẫn tới tốc độ tăng trưởng chậm. Để khắc phục điều này, bà con cần nuôi giun quế (trùn quế) cho lợn rừng ăn.

Đàn lợn rừng thương phẩm không nên nuôi thả hoang dã 100%, mà nên nuôi nhốt trong chuồng đến khi đạt trọng lượng mong muốn, trước khi xuất bán từ 1 – 2 tháng, bà con thả ra diện tích đất rộng cho chạy nhảy giúp tiêu hao mỡ, bì dày, thịt săn chắc.
 

“Ưu điểm của nuôi giun quế trong chăn nuôi lợn rừng: Lợn rừng ăn khỏe, chóng lớn, đẻ nhiều, ít bệnh tật, thịt thơm ngon hơn hẳn so với lợn rừng nuôi thông thường. Tốc độ tăng trọng của lợn rừng tăng trên 70% so với hình thức nuôi thông thường. Tận dụng được nguồn phân thải ra của lợn rừng làm thức ăn cho giun quế không tốn chi phí chăn nuôi. Ngoài ra bà con còn sử dụng phân giun quế để bón cây, cải tạo đất giúp cây trồng tăng trưởng rất nhanh” – anh Thắng chia sẻ.

Theo bà Nguyễn Thị Chính, chủ trang trại lợn rừng nổi tiếng ở huỵên Thanh Sơn, Phú Thọ, nhiều chủ trang trại nuôi lợn rừng hiện nay gặp thất bại do không kiểm soát được bệnh tiêu chảy ở lợn. Lợn rừng khi nuôi thường mắc bệnh tiêu chảy. Đại đa số các hộ dân hiện nay xử lý bằng cách tiêm kháng sinh, cho uống thuốc Tây.Việc sử dụng thuốc tây thường xuyên không chỉ làm tăng chi phí chăn nuôi mà còn làm giảm khả năng tăng trưởng và tồn dư kháng sinh gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.

Khu trồng cây thuốc nam dùng để chữa trị bệnh đi ngoài cho lợn rừng tại trang trại của anh Thắng.
 

Bà Chính cho biết thêm, để kiểm soát bệnh tiêu chảy ở lợn, bà con cần chú ý khi lợn mẹ đang trong quá trình mang thai, nuôi con không cho tắm. Lợn con sinh ra không được để tiếp đất (cần lót rơm, mùn cưa xuống nền chuồng trong quá trình lợn mẹ sinh sản). “Đặc biệt là giai đoạn lợn còn nhỏ không nên tắm, hạn chế tối đa rửa chuồng, luôn giữ chuồng được khô ráo. Khi phát hiện lợn có biểu hiện đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy cần nhanh chóng bổ sung lá khổ sâm, lá ổi, nhọ nồi, phèn đen… vào khẩu phần ăn hàng ngày để chữa trị cho đàn lợn tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra” – bà Chính cho hay.

Cũng theo bà Chính, hiện nay, các chủ trang trại còn mắc phải một sai lầm nữa ngay khi chọn mua lợn rừng thương phẩm về nuôi để sinh sản. Do không hiểu về khoa học kỹ thuật nên bà con thường chọn con to, khỏe dẫn đến hiện tượng chọn sai con giống, lợn đẻ ít con, ít sữa và đặc biệt là hay cắn con…

Theo kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi lợn rừng, bà Chính cho rằng khi chọn mua lợn rừng sinh sản, bà con cần phải chú ý đến các yếu tố như chọn những con khỏe mạnh, không mắc dị tật. Mõm dài và thẳng giống mặt ngựa, đầu thanh, lưng thẳng, hông rộng, chân to, cao, chắc khỏe. Đặc biệt là phải chọn lợn có cơ quan sinh dục phát triển bình thường, xương chậu rộng, vú đồng đều, vú lợn có 5 đôi xếp đồng đều mỗi bên.

Theo Danviet.vn

 

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập406
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại800,625
  • Tổng lượt truy cập93,178,289
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây