Vậy nhà chăn nuôi cần làm gì trong thời kỳ hậu khủng hoảng để có thể phát triển bền vững với nghề chăn nuôi? Câu trả lời là tận dụng mọi cơ hội để khai thác thời điểm “vàng” này để bù đắp thua lỗ trong thời gian qua và thu lợi nhuận…nhưng cũng cần có những đầu tư “ít tốn kém nhưng nhanh chóng có kết quả” để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, sẵn sàng cạnh tranh về giá trên thị trường khi cung - cầu được điều chỉnh về mức cân bằng hơn trong thời gian tới.
|
Đầu tư vào đàn nái là chìa khóa thành công
Chi phí heo con đang chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất heo thịt. Giá thành sản xuất heo cai sữa của nhiều trang trại lên đến 1.000.000 đồng/con, dẫn đến giá thành sản xuất thịt heo cũng đội lên trên 35.500 đồng/kg. Nếu đầu tư vào đàn nái, giá thành sản xuất heo cai sữa có thể giảm xuống mức 650.000 đồng/con, nhờ đó giá thành sản xuất thịt heo chỉ còn 32.000 đồng/kg. Kết hợp với cải thiện liên tục ở các khâu khác, nhà chăn nuôi có thể đưa giá thành giảm xuống thêm nữa. Khi đó, nhà chăn nuôi tự do có thể cạnh tranh tốt trên thị trường, đồng thời vẫn đạt được hiệu quả tối ưu khi giá heo điều chỉnh.
Nhà chăn nuôi đã có sẵn những điều kiện cần thiết để cải thiện năng suất đàn nái.
Kết quả cuộc khảo sát gần đây tại các trại nuôi cho thấy có rất nhiều trang trại đã có sẵn heo nái giống khá tốt, có thể đạt tiềm năng sản xuất đến 26 heo con cai sữa mỗi năm. Các trang trại đang có con giống cũ, năng suất kém cần đẩy nhanh tốc độ thay đàn, đầu tư mua con giống mới, năng suất cao. Với giá heo thịt đang cao như hiện nay, việc thải loại và bán nái cũ cũng có thể giúp người chăn nuôi dễ dàng mua được heo hậu bị giống tốt. Như vậy, cải tiến con giống không phải là khó khăn lớn, thách thức chính hiện nay là nái đã tốt nhưng năng suất vẫn còn thấp, mấu chốt là làm sao để cải thiện năng suất đàn nái, đưa giá thành xuống dưới 650.000 đồng mỗi con heo cai sữa.
Áp dụng đúng chương trình chăm sóc và dinh dưỡng chuyên biệt để đạt năng suất tối đa.
Gần đây, Cargill - tập đoàn hàng đầu của Mỹ - đã giới thiệu quy trình chăm sóc nái cao sản trong môi trường nhiệt đới tại Việt Nam. Các cán bộ kỹ thuật của tập đoàn Cargill hiện diện tại hầu khắp các tỉnh thành sẵn sàng tư vấn miễn phí cho nhà chăn nuôi trong cả nước. Nhà chăn nuôi có thể liên hệ các đại lý Cargill gần nhất tại địa phương để biết thêm chi tiết. Ngoài ra, Cargill cũng giới thiệu bộ sản phẩm dinh dưỡng thế hệ 2 chuyên dùng cho nái giống cao sản (SOW 2.0). Bộ sản phẩm SOW 2.0 đã được cung ứng và được ưa chuộng tại rất nhiều các thị trường chăn nuôi phát triển như Mỹ, Canada… và hiện có mặt phục vụ bà con chăn nuôi tại Việt Nam.
Hàng loạt các công nghệ dinh dưỡng tiên tiến nhất được áp dụng vào bộ sản phẩm SOW 2.0 nhằm: nâng cao hàm lượng dinh dưỡng; nái nuôi con tăng lượng ăn & tăng hiệu suất chuyển hóa thức ăn; tăng hiệu quả biến dưỡng thức ăn cho nhiều sữa, nái tăng cường sức khỏe, giữ thể trạng lý tưởng; và giúp heo sơ sinh tăng sức sống… Khi kết hợp với quy trình chăm sóc đúng, các chỉ tiêu năng suất của đàn nái được cải thiện vượt bậc:
Những điều kiện cần thiết đã có sẵn, nhà chăn nuôi hãy nhanh chóng áp dụng chương trình chăm sóc và dinh dưỡng thế hệ mới cho nái cao sản, giúp giảm giá thành sản xuất một cách hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững với nghề.
Theo Tiến Dũng/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;