Học tập đạo đức HCM

Cây nỏ bảo vệ mùa màng

Thứ hai - 13/07/2015 06:44
Nếu trước kia, chiếc nỏ - là loại vũ khí thiết thân được gìn giữ qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc Raglai (Ninh Thuận), thì giờ đây cây nỏ có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp đồng bào bảo vệ mùa màng.

Xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận), là nơi có rất đông người Raglai sinh sống. Bà con ở đây rất yêu quý chiếc nỏ, vì trong sản xuất, có thể dùng nỏ để xua đuổi các loại động vật hoang dã trên rừng kéo xuống phá hoại mùa màng. Anh Chu Ru Phấn – Chủ tịch Hội Nông dân xã Ma Nới cho biết: Ngoài nghề đan lát, đan gùi, thì người dân nơi đây còn biết làm nỏ. Không ai nhớ rõ, nhưng nghề làm nỏ ở đây phải có từ rất lâu rồi. Ngày xưa trai tráng trong làng ai ai cũng phải biết bắn nỏ. Hàng năm, cứ vào các ngày lễ hội, địa phương luôn tổ chức các hoạt động thể thao bắn nỏ, nhằm giúp cho người dân có điều kiện giao lưu học hỏi.

 

Cay no bao ve mua mang
Anh Vút và cây nỏ mới làm của mình. Ảnh: C.T
Anh Ta Uyên Vút, người dân xã Ma Nới kể: “Tôi biết làm nỏ từ năm 1970. Lúc đầu tôi làm chưa được đẹp, còn nhiều khuyết điểm, nỏ bắn không được xa và nhanh hư hỏng. Phải vài năm sau, chiếc nỏ tôi làm ra mới có độ bền và chuẩn xác. Theo anh Vút, cái khó nhất của việc làm nỏ là phải tìm nguyên liệu tận trên rừng sâu. Thân cây nỏ thường làm bằng cây bằng lăng, bo bo hoặc cây va róa (tiếng dân tộc), dây làm bằng lồ ô và tên bắn làm bằng cây nứa. Để hoàn thành một chiếc nỏ phải mất 7 – 10 ngày”. 

Nhà anh Vút trồng 4 sào bắp, đậu và đu đủ. Nhờ có chiếc nỏ mà anh đã bảo vệ được mùa màng, lại còn kiếm được thịt thú rừng (xuống phá rẫy). Vì vậy chiếc nỏ luôn có trên vai anh mỗi khi đi thăm rẫy. “Ngày trước, bắp, đậu của gia đình đến kỳ thu hoạch thường bị heo rừng, cọp xuống phá hoại hết. Mỗi khi chúng xuống cả trăm con. Nếu không có loại vũ khí này thì chắc chắn không ai dám vào rẫy và cũng không ai dám trồng trọt” – anh Vút nói. Riêng gia đình anh có 7 chiếc nỏ lớn nhỏ để bảo vệ mùa màng. Do làm chiếc nỏ khá chuẩn nên anh thường xuyên nhận được đơn đặt hàng của các hộ trong thôn, với giá từ 300.000 – 350.000 đồng/nỏ nhỏ và 400.000 – 500.000 đồng/nỏ lớn.

Anh Ta Uyên Thao cùng xã Ma Nới, cho hay: Ngày xưa, trai tráng trong bản ai ai cũng biết bắn nỏ. Người nhỏ bắn loại nhỏ nỏ, còn người lớn bắn loại nỏ to hơn. Người bắn nỏ giỏi phải có sức mạnh và có sự khéo léo. Người bắn nỏ phải thường xuyên tập luyện và ngắm thật kỹ thì độ chính xác mới cao. Người thợ làm nỏ giỏi chiếc nỏ có thể bền đến 25 năm.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập310
  • Hôm nay51,257
  • Tháng hiện tại881,984
  • Tổng lượt truy cập92,055,713
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây