Học tập đạo đức HCM

Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mùa mưa lũ

Thứ sáu - 16/08/2013 03:35
(Diễn giả: KS Nguyễn Khắc Chuyên, Chi cục Thú y Đăk Lăk; TS Tôn Nữ Tuấn Nam, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên)

NĂM NAY MƯA NHIỀU VÀ LỚN

Các cơn bão số 5, 6, 7 liên tiếp đổ vào biển Đông không chỉ làm Thủ đô Hà Nội “phố cũng như sông” mà vùng Tây Nguyên cũng có những cơn mưa lớn liên tiếp khiến nhiều rẫy cà phê ở Đăk Lăk phải "dầm chân" trong nước, nhiều vườn bắp ở các bãi bồi ven sông không kịp thu hoạch vì lũ, nhiều vườn tiêu bị úng.

Dự báo mùa mưa năm nay ở Tây Nguyên sẽ kéo dài hơn, lượng mưa lớn hơn nhất là những tháng 8,9. Mưa lớn đã ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của vật nuôi và cây trồng.

Ngoài thế mạnh về cây trồng, Đăk Lăk còn là tỉnh có đàn gia súc thuộc loại lớn của cả nước, trong đó đàn trâu bò trên 200.000 con và đàn lợn trên 700.000 con. Tốc độ tăng đàn của Đăk Lăk được ghi nhận là cao nhất nhì nước với 17%/năm với bò, 18% với trâu và 10% với lợn.

Eakar là huyện có đàn bò lớn nhất tỉnh với tổng đàn gần 50.000 con, trong đó có đến hơn 50% là giống lai. Tuy có đàn gia súc, gia cầm lớn nhưng việc khống chế dịch bệnh vẫn chưa triệt để, các mầm bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng (LMLM), heo tai xanh vẫn tồn tại trong môi trường tự nhiên nên trong điều kiện mưa lũ lại càng có nguy cơ lây lan.

GIẢI PHÁP CHO CHĂN NUÔI

Mùa mưa khiến cho nhiệt độ xuống thấp, ẩm ướt làm cho sức khỏe của đàn gia súc sút giảm càng có nguy cơ mắc bệnh cao. Đàn trâu bò của Đăk Lăk phần lớn còn là chăn thả tự do, mùa mưa sẽ khan hiếm thức ăn, vật nuôi không có chuồng trại che chắn nên sức đề kháng của vật nuôi sẽ giảm. Mưa lũ còn là tác nhân gây ô nhiễm môi trường và mầm bệnh tán phát.

Trong nhiều năm liền, việc bùng phát các dịch LMLM, cúm gia cầm, tụ huyết trùng… của địa phương đều xảy ra trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 10, gắn với mùa mưa. Bởi vậy người chăn nuôi phải hết sức cảnh giác với các loại dịch bệnh, trong đó việc che chắn để chuồng khô ráo không bị bùn sình và cho chúng ăn thức ăn khô dự trữ là những việc cần làm ngay.

Ngoài ra phải quản lý tốt nguồn nước mưa chảy ra từ chuồng trại, hoặc từ môi trường sông suối chảy vào chuồng trại để tránh việc phát tán nguồn bệnh.

Với trâu bò: LMLM, tụ huyết trùng là 2 bệnh xảy ra khá phổ biến, trong đó nguy hiểm nhất là LMLM vì sau khi điều trị, các triệu chứng bệnh của vật nuôi không còn nhưng chúng vẫn bài thải virus 2 - 3 năm sau.

Với các nước khác, mỗi khi trâu bò bị bệnh LMLM thì phải tổ chức tiêu hủy nhưng với thực tế VN nói chung, Đăk Lăk nói riêng, nhất là với các hộ gia đình dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa thì việc phát hiện tiêu hủy càng khó khăn.

Giải pháp tốt nhất cho căn bệnh này vẫn là tiêm phòng vacxin, vacxin được Trung ương hỗ trợ 100%, được địa phương hỗ trợ chi phí tiêm chích nên bà con chẳng phải ngại ngần gì, chỉ cần đề nghị với chính quyền sở tại là có cán bộ thú y đến phục vụ.

Với đàn lợn: LMLM cũng gây hại nặng trên đàn lợn. Với lợn khi mắc bệnh này thì cần tổ chức khoanh vùng tiêu hủy triệt để bởi việc chữa khỏi bệnh này trên lợn gần như không thể và tốc độ lây lan trên lợn nhanh gấp 300 lần so với trâu bò.

GIẢI PHÁP CHO TRỒNG TRỌT

“Xanh nhà hơn già đồng” là kinh nghiệm của nhân dân ta trong việc hạn chế ảnh hưởng của mưa lũ, đối với các vườn ngô được trồng theo bãi bồi các triền sông như Krong Bong, Lăk, Krong Ana lại càng đúng.

Năm 2007 lũ trên sông Serepok xảy ra quá nhanh khiến cho hàng trăm ha ngô chỉ chờ 5 ngày nữa là thu hoạch nhưng bà con đã không kịp trở tay. Lúc này, đã cận kề ngày thu hoạch của vụ ngô đầu nên nếu được thì cần thu hoạch ngô bãi bồi trước dăm bảy ngày thì việc thất thoát sẽ không lớn.

Lúc này cũng là lúc bà con nông dân chuẩn bị xuống giống ngô vụ 2. Trong điều kiện khô ráo thì bà con thường tranh thủ trỉa giống ngay giữa 2 hàng cây vừa thu hoạch, nhưng trong điều kiện mưa ướt thì việc chặt, chuyển thân cây ngô ra khỏi vườn trước khi gieo là rất cần thiết, bởi như vậy thì sẽ tạo nên môi trường thoáng cho cây con phát triển.

Với cà phê, mưa nhiều sẽ gây nên hiện tượng rụng trái nhiều. Việc rụng trái có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân dinh dưỡng không cân đối, bón phân không đủ lượng cần được xem xét đầu tiên.

Các vườn cà phê năm nay ở Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung đều hứa hẹn cho năng suất cao, trên 3,5 tấn/ha, bởi vậy nên bón phân chia làm 4 đợt thay vì 3 đợt như những năm không thuận lợi.

Nếu dùng phân đơn nên trộn 1 bao urê với một bao kali, bón mỗi gốc khoảng 600 gr. Tuy nhiên sẽ hiệu quả hơn nếu dùng phân NPK Đầu trâu lớn trái của Bình Điền có công thức NPK:16.6.19 + TE. Với phân này, ngoài hàm lượng dinh dưỡng cân đối cả đại lượng lẫn trung vi lượng, còn được SX theo công nghệ urê hóa lỏng nên hiệu quả càng cao.

Với hồ tiêu, mưa lớn sẽ gây nên chảy tràn giữa vườn tiêu, đấy là điều tối kỵ nhất vì nước sẽ mang bào tử nấm gây bệnh chết nhanh, chết chậm lây lan. Ngoài việc chống nước tràn từ ngoài vào thì việc xẻ rãnh thoát nước trong vườn tiêu cần được ưu tiên số 1, nhất là các vườn tiêu bằng phẳng.

Bộ rễ tiêu rất dễ bị tổn thương nên cần giảm thiểu việc đi lại, xới xáo vườn trong mưa để không gây nên vết thương, tạo đường cho mầm bệnh và tuyến trùng xâm nhập.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập276
  • Hôm nay37,171
  • Tháng hiện tại812,449
  • Tổng lượt truy cập91,986,178
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây