Học tập đạo đức HCM

Châu Phi - Thị trường XK gạo chiến lược?

Chủ nhật - 16/02/2014 21:50
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2013, Việt Nam XK khoảng 6,6 triệu tấn gạo. Trong đó, châu Phi là thị trường NK gạo lớn thứ 2 của nước ta, chiếm gần 30% tổng kim ngạch XK, chỉ sau Trung Quốc. Hiện tại, Việt Nam đã XK gạo sang 30/55 nước châu Phi. Trong đó, những thị trường NK nhiều gồm có Bờ Biển Ngà, Ghana, Senegal, Angola, Cameroon…

Miền đất hứa

Theo Tổng cục Hải quan, trong khi nhiều thị trường truyền thống đang gặp khó khăn thì châu Phi đang được xem như “miền đất hứa” cho gạo Việt Nam với kim ngạch tăng trưởng đều đặn. Đa dạng dòng sản phẩm, hướng đến các sản phẩm có chất lượng là giải pháp tăng kim ngạch XK sang thị trường này trong năm 2014.

Kỳ vọng khai thông, tạo đột phá vào thị trường gạo châu Phi năm 2014 là hoàn toàn có cơ sở, bởi việc xây dựng nền tảng để DN XK xâm nhập vào thị trường đã được thiết lập. Nguyên nhân gia tăng kim ngạch XK gạo vào châu Phi là do tốc độ đô thị hóa, cộng với thu nhập tăng nhanh khiến người dân châu Phi có nhu cầu gạo lớn hơn.

Gạo Việt Nam lại ngày càng chiếm được cảm tình của các thị trường khu vực này nhờ giá cả cạnh tranh, chất lượng tốt. Hiện gạo thơm, một trong những loại gạo có tốc độ tăng trưởng XK cao nhất của Việt Nam sang châu Phi, chỉ có giá bằng một nửa gạo thơm của Thái Lan, nhưng chất lượng tương đương.

Một trong những khó khăn lớn nhất mà các DN Việt Nam khi XK vào thị trường châu Phi là thường xuyên phải thanh toán qua trung gian, khiến giá gạo bị đẩy lên cao và rủi ro lớn. Tuy nhiên, khó khăn này đã phần nào được giải quyết bằng một loạt bản ghi nhớ mà Việt Nam đã ký với một số thị trường trong thời gian gần đây.


Dù đẩy mạnh sản xuất, nhưng nhu cầu nhập gạo của châu Phi vẫn rất cao

Cụ thể, cuối tháng 3/2013, Việt Nam đã ký bản ghi nhớ về thương mại gạo với Ghi-nê. Theo đó, Việt Nam sẽ cung cấp cho quốc gia này 300.000 tấn gạo/năm, thời gian từ ngày 1/4/2013 đến 31/12/2015. Đầu tháng 8/2013, Việt Nam cũng đã ký bản ghi nhớ về thương mại gạo với Comoros với nội dung Việt Nam sẽ cung cấp 60.000 tấn gạo/năm trong thời gian từ tháng 8/2013 đến hết tháng 12/2015…

Ngoài 2 thị trường trên, Việt Nam cũng có bản ghi nhớ về thương mại gạo với Cộng hòa Sierra Leone. Những bản ghi nhớ này sẽ giúp DN XK gạo giao dịch trực tiếp với đối tác, từ đó tránh được rủi ro khi thanh toán qua trung gian.

Trong bối cảnh XK gạo gặp nhiều khó khăn như hiện nay, châu Phi được coi là một trong những thị trường mới nổi đầy tiềm năng cho gạo Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, để ký được biên bản ghi nhớ về thương mại gạo vài trăm nghìn tấn với Philippines, phía ta khá chật vật và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, cùng với lượng XK như thế, với những thị trường mới và nhỏ hơn như Comoros, ta lại thuận lợi hơn nhiều.

Hướng tới dòng sản phẩm có chất lượng

Để DN chiếm lĩnh sâu hơn thị trường châu Phi, ông Hoàng Đức Nhuận, Trưởng phòng châu Phi của Vụ châu Phi - Tây Nam Á (Bộ Công Thương) khuyến cáo, bên cạnh các sản phẩm gạo có chất lượng và giá cả trung bình vẫn được XK đều đặn sang châu Phi, DN nên hướng thêm tới phân khúc sản phẩm có chất lượng tốt như gạo thơm, gạo đồ...

Minh chứng là trong năm 2013, có những thời điểm một loạt các sản phẩm gạo sụt giảm sản lượng XK thì gạo thơm vào châu Phi vẫn có sự gia tăng đáng kể. Điển hình như trong 8 tháng đầu năm 2013, lượng XK riêng sản phẩm này đã lên đến 600.000 tấn, chiếm gần một nửa tổng lượng gạo Việt Nam XK sang thị trường này. Chính vì vậy, trong hoàn cảnh gạo Việt đang vấp phải sức cạnh tranh rất lớn với gạo giá rẻ từ Ấn Độ và Thái Lan, phân khúc gạo có chất lượng chính là chìa khóa giúp DN XK tiến sâu hơn vào thị trường còn đầy tiềm năng này.

Ông Hoàng Đức Nhuận cũng lưu ý, Nigeria là thị trường NK gạo lớn nhất thế giới với khoảng 2 triệu tấn/năm, chủ yếu là gạo đồ. Tuy nhiên, lượng gạo đồ từ Việt Nam XK sang châu Phi còn thấp do chi phí sản xuất cao. “Những DN lớn, có tiềm năng tài chính nên đầu tư công nghệ để sản xuất loại gạo mà thị trường Nigieria có nhu cầu rất lớn này”- ông Nhuận cho hay.

Để hỗ trợ DN đẩy mạnh XK vào thị trường châu Phi, năm 2014, Bộ Công Thương sẽ tổ chức các đoàn đi xúc tiến thương mại tại 2 thị trường trọng điểm, có lượng NK gạo lớn từ nước ta là Angola và Bờ Biển Ngà, từ đó đề xuất các giải pháp ký kết bản ghi nhớ về thương mại gạo với các thị trường này để DN có thể XK gạo trực tiếp.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng tổ chức mời các DN châu Phi vào Việt Nam để giới thiệu và mở rộng cơ hội hợp tác XK gạo với DN trong nước. Thông qua các vụ, cơ quan thương vụ, Bộ cũng có những giải pháp hỗ trợ DN xác minh đối tác. Ngoài ra, để giúp DN tránh được rủi ro lớn nhất khi XK gạo sang châu Phi là phải thanh toán qua trung gian, Bộ Công Thương cũng hỗ trợ, tạo điều kiện giúp DN mở văn phòng đại diện, mở kho ngoại quan…

Hiện châu Phi là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới với nhu cầu trên 9 triệu tấn gạo/năm. Trong đó, lượng gạo NK khoảng 6,4 - 6,5 triệu tấn/năm. Nếu tận dụng tốt, Việt Nam đang có cơ hội đẩy mạnh XK gạo sang thị trường đầy tiềm năng này, đặc biệt trong hoàn cảnh XK gạo đang gặp khó như hiện nay.

Theo nongnghiep.vn
 Tags: việt nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập280
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại230,093
  • Tổng lượt truy cập85,137,129
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây