Học tập đạo đức HCM

Chế phẩm sinh học xử lý phế phẩm nông nghiệp

Thứ ba - 01/10/2013 04:11
Tại Hải Phòng, nhiều địa phương sử dụng rất thành công chế phẩm sinh học BiomixRR xử lý rơm rạ và Bioaktiv xử lý rác thải, môi trường nước… giúp cải thiện đáng kể môi trường sống và đem lại cơ hội cho người dân nông thôn phát triển kinh tế.

 

Chế phẩm BiomixRR là một hỗn hợp vi sinh vật xử lý rơm rạ do Công ty CP Sinh học Hà Nội SX, có tác dụng bổ sung vi sinh vật kháng bệnh cho cây trồng, các nguyên tố khoáng, vi lượng…


Chế phẩm BiomixRR xử lý rơm rạ, giúp nghề trồng nấm phát triển

Đặc biệt, chế phẩm này bổ sung các chủng giống vi sinh vật phân giải hữu cơ có khả năng phân giải triệt để rơm, rạ phế phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng phục vụ SX.

Chế phẩm BiomixRR đặc biệt phát huy hiệu quả khi được phun lên rơm rạ để ủ thành giá thể trồng nấm. Từ những đống rơm, rạ phải rất lâu mới phân hủy hết thì sau khi tưới dung dịch Biomix RR lên và ủ đống bằng nilon, có thể sử dụng được sau 25-30 ngày. Sau quá trình thu hoạch nấm liên tục khoảng 30-35 ngày, rơm rạ phế phẩm tiếp tục được chất đống, ủ thành phân bón lót cho cây trồng.

Nhiều hộ nông dân đã bón lót cho ruộng bằng “phân rơm” ủ bằng chế phẩm BiomixRR. Một số khác mang về ủ đất vườn, trồng cây cảnh. Hiệu quả khá rõ ràng, nông dân bớt được một phần chi phí mua phân hóa học, vốn độc hại, giá cả đắt đỏ. Mặt khác, loại phân bón hữu cơ giúp làm sạch đất nông nghiệp.

Theo thống kê của UBND xã Ngũ Phúc (huyện Kiến Thụy), hàng năm, toàn xã có khoảng 4.400 tấn rơm rạ sau 2 vụ thu hoạch lúa. 90% lượng rơm rạ này được bà con đốt bỏ, xả bừa bãi khắp đồng ruộng, kênh mương, đường giao thông nội đồng… gây ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên.

Bên cạnh đó, lượng rác thải sinh hoạt trong toàn xã thải ra từ 8 - 10 tấn/ngày. Việc sử dụng chế phẩm BiomixRR đã giúp xã xử lý hàng trăm tấn rơm, rạ mỗi vụ thu hoạch.

Anh Nguyễn Danh Tuấn (thôn Đoài, xã Ngũ Phúc) cho hay, bình quân mỗi tấn rơm nguyên liệu, anh chỉ phải bỏ ra 70 nghìn đồng mua chế phẩm sinh học. Khi thu hoạch, mỗi tấn rơm cho gần 2 tạ nấm, bán tại vườn được gần 8 triệu đồng, lãi ròng 6,5 - 7 triệu đồng. Đây là mô hình rất phù hợp và anh sẽ tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng này.

Hân Minh
 Nguồn nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập509
  • Hôm nay72,858
  • Tháng hiện tại732,185
  • Tổng lượt truy cập93,109,849
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây