Học tập đạo đức HCM

Chủ động trừ rầy, bảo vệ năng suất lúa vụ xuân

Thứ tư - 01/05/2013 19:40
Lúa xuân đã bước vào giai đoạn sinh trưởng cuối cùng. Đây cũng là thời điểm rầy phát sinh gây hại trên diện rộng. PV Báo Hà Tĩnh đã cuộc trao đổi với kỹ sư (KS) Nguyễn Trí Hà (N.T.H) - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) về vấn đề này.

 

Tập trung “cuộc chiến” chống rầy!
Phun thuốc trừ rầy. Ảnh: Minh Lý

- Xin ông cho biết mức độ gây hại của rầy ở thời điểm này như thế nào?

Hiện nay, lúa xuân đã hoàn thành giai đoạn trổ bông, bước vào giai đoạn chín. Cùng với sự sinh trưởng của cây lúa thì rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 2 cũng xuất hiện và gây hại ở hầu khắp các địa phương. Tổng diện tích nhiễm là 415 ha, trong đó 14 ha bị nhiễm nặng, chủ yếu trên các giống: IR 1820, IR 35366, nhóm X. Mật độ gây hại trung bình từ 500 - 700 con/m2, nơi cao có thể 2.000 - 5.000 con/m2, cá biệt có những ổ mật độ từ 7.000-10.000 con/m2; tại Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, TP Hà Tĩnh rầy chủ yếu ở tuổi 5, trưởng thành.

Với mật độ trên, hiện tượng “cháy rầy” đã bắt đầu xảy ra ở tầng lá dưới của cây lúa. Ở giai đoạn này, các lá dưới chuyển sang màu vàng, còn lá công năng vẫn xanh, nếu không phải nhà chuyên môn hoặc kiểm tra đồng ruộng hời hợt, thiếu trách nhiệm thì rất khó để phát hiện “cháy rầy”. Tuy nhiên, trên thực tế sự tác động của nó đã gây tụt giảm năng suất cây lúa. Và đây cũng chính là thời điểm “xung yếu” nhất dẫn đến nguy cơ bùng phát rầy trên diện rộng.

- Cao điểm của hiện tượng “cháy rầy” sẽ vào thời điểm nào, thưa ông?

Rầy nâu chích hút nhựa cây lúa khiến lá từ màu xanh chuyển sang màu vàng úa. Khi rầy phát sinh gây hại trên diện rộng, mật độ cao thì cây lúa chết khô gọi là hiện tượng “cháy rầy”. Khi hiện tượng này xảy ra thì năng suất lúa sẽ bị tụt giảm ít nhất là 75%. Tất nhiên, cũng phải tùy theo điều kiện sinh trưởng của cây lúa, đặc tính của giống, thời tiết và mật độ thiên địch của rầy thì mới xác định được khả năng bùng phát.

Hiện nay, lúa đang giai đoạn chín sữa, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ cao, nóng bức kèm theo mưa rào là môi trường gây cháy lứa rầy thứ 2 và tiếp tục tích lũy lứa rầy thứ 3 của vụ xuân này. Theo tính toán của chuyên môn thì, lứa rầy thứ 2 sẽ gây cháy từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5; lứa rầy thứ 3 sẽ gây hại từ 5/5 trở đi và cao điểm cháy sẽ rơi vào khoảng 10/5 - 20/5, trùng vào giai đoạn chín - sắp thu hoạch của lúa xuân.

Song, so với bình quân các năm thì tỷ lệ phát sinh rầy nâu, rầy lưng trắng của năm nay không cao hơn các năm trước. Đó chính là hiệu quả sử dụng bộ giống lúa ngắn ngày đã hạn chế khả năng tích lũy của rầy trên đồng ruộng, lượng thuốc BVTV đầu vụ sử dụng ít hơn. Bên cạnh đó, kiểu thời tiết oi bức kèm theo mưa giông xuất hiện muộn hơn khiến môi trường sinh trưởng của loại dịch hại này được hạn chế.

- Vậy, biện pháp kỹ thuật để trừ rầy tận gốc hiện nay là gì, thưa ông?

Như tôi nói ở trên, rầy đã phát sinh gây hại trên đồng ruộng, nhiều diện tích đã “âm ỉ” cháy. Nếu chủ quan không thăm đồng, phát hiện và tổ chức phòng trừ thì rầy sẽ lây lan gây cháy trên diện rộng. Do vậy, giải pháp hàng đầu vẫn là kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, lội đồng để kiểm tra mức độ gây hại, đồng thời sử dụng các loại thuốc thích hợp. Thời điểm ra quân quyết liệt phun phòng trừ đã bắt đầu từ giữa tháng 4 trở đi và tiếp tục tăng cường đến hết lứa rầy thứ 3. Năm nay, một số trà lúa sẽ cho thu hoạch sớm, do vậy, không ít bà con nông dân và kể cả chính quyền địa phương cũng chủ quan về sự phát sinh của rầy, tuy nhiên, lứa rầy thứ 3 vẫn trong quá trình tích lũy, nếu bùng phát ở giai đoạn lúa chín - chuẩn bị thu hoạch thì thiệt hại sẽ khôn lường.

Để phòng trừ tận gốc sự phát sinh của rầy, các địa phương cần cử cán bộ theo dõi, điều tra quá trình sinh trưởng của lứa rầy này và tốt nhất là trừ diệt các ổ. Theo đó, sử dụng một số loại thuốc BVTV đã được cơ quan chuyên môn khuyến cáo như: Chess 50WG: pha 7,5g vào bình 10-12 lít nước, phun 2-3 bình/sào; Sutin 5 EC: pha 15 ml thuốc vào bình 10-12 lít nước, phun 2-3 bình/sào; Applaud: pha 10 ml thuốc vào bình 10-12 lít nước, phun 2-3 bình/sào; Ba đăng 300 WP: pha 10g thuốc vào bình 10-12 lít nước, phun 3 bình/sào; Marshal 200C: pha 15 ml vào bình 10-12 lít nước, phun 3 bình/sào; Alika 247 SC: pha 5ml vào bình 10-12 lít nước, phun 3 bình/sào. Bà con lưu ý, thời điểm phun thuốc thích hợp nhất là chiều mát hoặc sáng sớm. Để tăng hiệu quả phòng trừ rầy, ruộng phải có nước, mực nước càng cao càng tốt.

- Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Oanh
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập372
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại852,828
  • Tổng lượt truy cập92,026,557
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây