Học tập đạo đức HCM

Đẩy mạnh sản xuất cá rô phi xuất khẩu

Thứ ba - 30/12/2014 03:48
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi và chế biến rô phi xuất khẩu. Ở nhiều địa phương, rô phi cũng được xác định là đối tượng nuôi chủ lực bên cạnh cá tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, thời gian qua, đối tượng nuôi này chưa được quan tâm đầu tư phát triển đúng mức.

Nhiều tiềm năng

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương, năm 2014, cả nước có 236 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá rô phi, trong đó có 44 cơ sở nuôi giữ đàn cá rô phi bố mẹ với khoảng 940.000 cá bố mẹ, sản xuất được 455 triệu con giống. Số lượng cá giống này đủ cung cấp cho diện tích thả nuôi hiện nay nhưng cá giống đảm bảo chất lượng phục vụ cho xuất khẩu còn hạn chế. Qua phản ánh của người nuôi giống sản xuất tại các tỉnh phía Nam, tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ phi lê của cá rô phi nuôi chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Việt Nam có nhiều tiềm năng sản xuất cá rô phi xuất khẩu.

Năm 2014, các tỉnh phía Bắc sản xuất được 173 triệu con giống, chủ động một phần giống qua đông cung cấp cho nhu cầu thả nuôi vào đầu vụ. Cá giống lưu qua đông được cung cấp từ các cơ sở tại Hải Dương và Quảng Ninh.

Hiện nay, cá rô phi được nuôi trong lồng và trong ao, cả trong môi trường nước ngọt và nước lợ. Cá rô phi vằn chủ yếu được nuôi ở các tỉnh phía Bắc và cá rô phi hồng được nuôi ở các tỉnh phía Nam. Năm 2012, diện tích thả nuôi cá rô phi đạt 16.337ha, chiếm 1,41% tổng diện tích nuôi thủy sản và chiếm 3,88% diện tích nuôi cá nước ngọt của cả nước. Đến hết tháng 11/2014, diện tích nuôi cá rô phi trong ao, hồ đạt 15.992ha, nuôi lồng bè đạt 410.732m3, sản lượng đạt 118.800 tấn. Ước sản lượng cá rô phi nuôi năm 2014 trên cả nước đạt 125.000 tấn, tăng 25% so với năm 2013.

Bên cạnh hình thức nuôi trong ao đất, hình thức nuôi thâm canh trong lồng cho năng suất cao, chất lượng tốt. Khu vực miền Bắc và miền Trung có kích cỡ lồng nuôi nhỏ, miền Nam lồng bè có kích thước dao động lớn. Hiện, cả nước có 16 tỉnh nuôi cá rô phi trong lồng, với tổng số 2.036 lồng, trong đó miền Bắc có 948 lồng (kích cỡ 12-19 m3), miền Trung 158 lồng (kích cỡ 10-36m3), miền Nam 1.130 lồng bè (từ 5-1.250m3) với tổng thể tích khoảng 75.000m3. Năng suất nuôi cá rô phi trung bình đạt 6,28 tấn/ha, trong đó khu vực ĐBSCL có năng suất cao nhất, đạt 18,12 tấn/ha và thấp nhất là vùng Tây Nguyên, chỉ đạt 1,18 tấn/ha.

Ông Nguyễn Văn Công, Phó giám đốc  Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ninh, cho biết, những năm qua, phong trào nuôi cá rô phi ở Quảng Ninh phát triển nhanh, vùng nuôi được mở rộng từ các vùng chuyển đổi đất nông nghiệp năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Có được kết quả đó, một phần là nhờ sức lan tỏa của những mô hình, dự án nuôi cá rô phi được thực hiện thành công. Kết quả dự án cho thấy, năng suất nuôi trung bình đạt 10-12 tấn/ha, lợi nhuận khoảng 40-50 triệu đồng/ha.

Theo nhận định của Tổng cục Thủy sản, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển nuôi cá rô phi khi thị trường cá rô phi tại Mỹ đối với cá rô phi nhập khẩu từ Trung Quốc co lại, đặc biệt là khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 5 hàng năm. Kích cỡ cũng là một yếu tố quan trọng ở thị trường Mỹ, cá phi lê cỡ 3-5 (85,05-141,75g) được tiêu thụ trong các hệ thống siêu thị bán lẻ. Điều này có nghĩa là trọng lượng cá nuôi phải đạt tối thiểu 357,11 g/con. Thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ đang hướng tới tiêu thụ sản phẩm cá rô phi nước lợ, kích thước trung bình. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp của Việt Nam tại An Giang, Tiền Giang, Thanh Hóa xuất khẩu cá rô phi nuôi nước lợ.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam đạt 27 triệu USD và hiện nay, nhiều thị trường trên thế giới đang muốn bỏ cá rô phi của Trung Quốc để mua của Việt Nam do có chất lượng tốt hơn.

Cần tập trung nguồn lực để phát triển

Mặc dù tiềm năng phát triển nuôi cá rô phi là rất lớn nhưng thời gian qua đối tượng nuôi này vẫn chưa được quan tâm đầu tư phát triển. Chính vì vậy, việc sản xuất và tiêu thụ cá rô phi vẫn còn nhiều bất cập, nhất là trong khâu sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nay chất lượng đàn cá rô phi mẹ tại các đơn vị nghiên cứu chưa đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở sản xuất giống về số lượng và chất lượng. Nhiều cơ sở phải nhập đàn cá bố mẹ từ Trung Quốc hoặc Đài Loan về để sản xuất giống. Theo số liệu báo cáo của các địa phương phía Nam, khoảng 70% đàn cá rô phi bố mẹ do cơ sở tự chọn từ đàn cá nuôi thương phẩm nên qua nhiều năm có dấu hiệu thoái hóa, dẫn đến chất lượng con giống kém, tốc độ sinh trưởng chậm. Các tỉnh phía Bắc do đặc điểm thời tiết và mùa vụ nên đầu vụ nuôi cần thả giống tập trung nhưng các tỉnh phía Bắc mới chỉ cung cấp được 50%, còn lại phải nhập từ các tỉnh phía Nam và Trung Quốc.

Đến nay, Việt Nam cũng chưa có quy trình nuôi chuẩn, không ổn định về chất lượng sản phẩm cũng như lượng sản xuất, chưa phát triển thành sản xuất hàng hóa, đặc biệt là sản xuất với mục tiêu xuất khẩu. Về tổ chức sản xuất, vẫn chưa liên kết được giữa vùng nuôi  với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Do phát triển ao bè nuôi nhiều trong cùng diện tích cũng như nuôi với mật độ cao làm cho nghề nuôi bị thiệt hại nhiều do dịch bệnh xảy ra.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Cà Mau), cho biết, để nuôi cá rô phi đạt trọng lượng 0,85 kg/con, chế biến được phile đông lạnh, cá giống của thế giới chỉ cần nuôi 4 tháng còn ở nước ta phải nuôi gấp đôi thời gian, lại hao hụt lớn.

Định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ cá rô phi trong thời gian tới, Tổng cục Thủy sản đặt ra kế hoạch phấn đấu đến năm 2015 diện tích thả nuôi cá rô phi cả nước đạt 21.000ha với sản lượng 140.000 tấn, trong đó sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu 50.000 tấn và xuất khẩu 30.000 tấn. Đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi cả nước đạt 25.000ha với sản lượng 200.000 tấn, trong đó sản lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu 100.000 tấn và sản lượng xuất khẩu 80.000 tấn.

Để đạt được kết quả này, nhiều ý kiến cho rằng, cần triển khai quy hoạch vùng sản xuất giống tập trung tại 3 miền, trong đó miền Bắc tập trung ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng; nuôi thương phẩm trong các thủy vực nuôi nước ngọt nội địa và những vùng nước lợ ven biển nuôi tôm bị bỏ hoang tận dụng nuôi cá rô phi. Miền Trung tập trung tại Quảng Nam và những tỉnh có hồ chứa, ao đầm nước lợ nuôi tôm bị thoái hóa môi trường. Miền Nam tập trung sản xuất giống tại Tiền Giang và nuôi cá thương phẩm tại Cần Thơ.

Về phát triển giống cá rô phi, tập trung mọi nguồn lực nghiên cứu, phát triển đàn cá bố mẹ có chất lượng cao, đủ số lượng thay thế đàn cá bố mẹ không đảm bảo chất lượng hiện nay. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất giống cá rô phi của các viện nghiên cứu. Có chính sách ưu đãi đầu tư công cho các tổ chức, cá nhân đi đầu trong công tác nghiên cứu, chọn tạo giống cá rô phi chất lượng cao. Về khoa học công nghệ, ưu tiên nghiên cứu chọn giống, nhập vật liệu di truyền, xây dựng quy trình sản xuất giống nuôi thương phẩm đạt năng suất cao.

Ngoài ra, Nhà nước cũng nên có những cơ chế, chính sách quy định ngành hàng cá rô phi là ngành sản xuất kinh doanh có điều kiện để không lặp lại những bất cập trong sản xuất và tiêu thụ như đối với con cá tra.

Rô phi là loài nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, sản lượng cá rô phi nuôi không ngừng tăng lên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn cung cấp dinh dưỡng cho người nghèo.

Trung Quốc là quốc gia có sản lượng cá rô phi đứng đầu thế giới với kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD/năm. Hàng năm có khoảng 2,3 triệu tấn cá rô phi được sản xuất, trong đó 73% là cá nuôi. Hiện nay, phần lớn cá rô phi trên thế giới được sản xuất ở Trung Quốc, sau đó là Ai Cập, Indonesia, Thái Lan và Philippines. Cá rô phi chủ yếu xuất vào thị trường Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản. Kim ngạch nhập khẩu cá rô phi tại Hoa Kỳ năm 2013 đạt 1,1 tỷ USD, trong đó khoảng 1,01 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc và một số nước Nam Mỹ.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, tình hình nuôi cá rô phi và nhu cầu tiêu thụ cá rô phi trên thế giới có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, khoảng 30-40%.

BOX: Rô phi là loài nuôi phổ biến thứ 2 trên thế giới, sản lượng cá rô phi nuôi không ngừng tăng lên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn cung cấp dinh dưỡng cho người nghèo.

Trung Quốc là quốc gia có sản lượng cá rô phi đứng đầu thế giới với kim ngạch đạt 1,3 tỷ USD/năm. Hàng năm có khoảng 2,3 triệu tấn cá rô phi được sản xuất, trong đó 73% là cá nuôi. Hiện nay, phần lớn cá rô phi trên thế giới được sản xuất ở Trung Quốc, sau đó là Ai Cập, Indonesia, Thái Lan và Philippines. Cá rô phi chủ yếu xuất vào thị trường Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản. Kim ngạch nhập khẩu cá rô phi tại Hoa Kỳ năm 2013 đạt 1,1 tỷ USD, trong đó khoảng 1,01 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc và một số nước Nam Mỹ.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, tình hình nuôi cá rô phi và nhu cầu tiêu thụ cá rô phi trên thế giới có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, khoảng 30-40%.

Thành Công
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập691
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm690
  • Hôm nay83,592
  • Tháng hiện tại819,702
  • Tổng lượt truy cập93,197,366
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây